Đó là vườn phong lan của ông Nguyễn Văn Bình ở phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm - Hà Nội).Theo chia sẻ của ông Bình, hiện tại trong khu vườn rộng chừng 300 m2 của ông, ngoài cây cảnh ra thì có khoảng hơn 10 loài phong lan trưởng thành và đã cho thu hoạch.“Nhìn thì thế thôi, nhưng tốn công, tốn sức lắm chú ạ. Toàn là lan rừng cả nên phải lần mò cả chục năm trời mới được như bây giờ đấy” - ông Bình cho hay.Cũng theo ông Bình, ông mê mẩn với loài hoa rừng này từ nhỏ. Khi lớn lên, đi bộ đội ông đóng quân ở Bắc Kạn nên có cơ hội để nhân niềm đam mê của mình lên.“Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về nhà chẳng có gì ngoài mấy giỏ phong lan mang về, thế là cứ chăm sóc. Có lần nằm viện, nhà khó khăn nên vợ tôi bán đi 1 giỏ. Ai ngờ được những 800 nghìn đồng” - ông Bình nói.Vốn là một làng có nghề trồng và cung cấp cây xanh cho Hà Nội, ông bắt đầu nhân rộng và kinh doanh thêm “niềm đam mê” của mình.Chỉ vào một giỏ Phi điệp, ông Bình chia sẻ: “Vừa chơi, vừa làm kinh tế. Từng loài và từng loại giống đều có giá riêng, nhưng trung bình từ 800 nghìn đến 1,5 triệu/cây giống”“Đấy là giá của những thân giống lan bình thường, còn loại đột biến thì vô giá, có khi lên đến vài trăm triệu/cây” - ông Bình cho biết thêm.Tuy nhiên, để có những thành phẩm tách giống ra như hiện nay của ông Bình, mỗi giỏ lan phải mất ít nhất cả năm trời chăm bẵm mới có thể tách cây, gột giống.“Từ khi tách giống đến khi ra hoa nếu chăm sóc đúng kỹ thuật cũng phải mất khoảng 3 năm trời. Và hoa đẹp hay không còn phụ thuộc vào tay nghề của người trồng và cách chăm sóc” - ông Bình cho hay.Những cánh Vũ nữ trong vườn lan của ông nông dân Hà Thành.Trầm 5 cánh tímNụ chúm chím chuẩn bị đơm hoa, khoe sắc.Những người mê phong lan rừng không chỉ bởi sắc đẹp mà cả về độ bền của hoa. Mỗi nhánh hoa khi bung nở có thể kéo dài hơn 1 tháng trời.Mất ngủ để tách cây giống.Để có một giỏ Phi điệp cho những bông dài từ 50 - 60 cm, cho từ 10 -15 bông như thế này, có những người đam mê không ngần ngại chi cả trăm triệu đồng để được sở hữu nó.
Đó là vườn phong lan của ông Nguyễn Văn Bình ở phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm - Hà Nội).
Theo chia sẻ của ông Bình, hiện tại trong khu vườn rộng chừng 300 m2 của ông, ngoài cây cảnh ra thì có khoảng hơn 10 loài phong lan trưởng thành và đã cho thu hoạch.
“Nhìn thì thế thôi, nhưng tốn công, tốn sức lắm chú ạ. Toàn là lan rừng cả nên phải lần mò cả chục năm trời mới được như bây giờ đấy” - ông Bình cho hay.
Cũng theo ông Bình, ông mê mẩn với loài hoa rừng này từ nhỏ. Khi lớn lên, đi bộ đội ông đóng quân ở Bắc Kạn nên có cơ hội để nhân niềm đam mê của mình lên.
“Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về nhà chẳng có gì ngoài mấy giỏ phong lan mang về, thế là cứ chăm sóc. Có lần nằm viện, nhà khó khăn nên vợ tôi bán đi 1 giỏ. Ai ngờ được những 800 nghìn đồng” - ông Bình nói.
Vốn là một làng có nghề trồng và cung cấp cây xanh cho Hà Nội, ông bắt đầu nhân rộng và kinh doanh thêm “niềm đam mê” của mình.
Chỉ vào một giỏ Phi điệp, ông Bình chia sẻ: “Vừa chơi, vừa làm kinh tế. Từng loài và từng loại giống đều có giá riêng, nhưng trung bình từ 800 nghìn đến 1,5 triệu/cây giống”
“Đấy là giá của những thân giống lan bình thường, còn loại đột biến thì vô giá, có khi lên đến vài trăm triệu/cây” - ông Bình cho biết thêm.
Tuy nhiên, để có những thành phẩm tách giống ra như hiện nay của ông Bình, mỗi giỏ lan phải mất ít nhất cả năm trời chăm bẵm mới có thể tách cây, gột giống.
“Từ khi tách giống đến khi ra hoa nếu chăm sóc đúng kỹ thuật cũng phải mất khoảng 3 năm trời. Và hoa đẹp hay không còn phụ thuộc vào tay nghề của người trồng và cách chăm sóc” - ông Bình cho hay.
Những cánh Vũ nữ trong vườn lan của ông nông dân Hà Thành.
Trầm 5 cánh tím
Nụ chúm chím chuẩn bị đơm hoa, khoe sắc.
Những người mê phong lan rừng không chỉ bởi sắc đẹp mà cả về độ bền của hoa. Mỗi nhánh hoa khi bung nở có thể kéo dài hơn 1 tháng trời.
Mất ngủ để tách cây giống.
Để có một giỏ Phi điệp cho những bông dài từ 50 - 60 cm, cho từ 10 -15 bông như thế này, có những người đam mê không ngần ngại chi cả trăm triệu đồng để được sở hữu nó.