Hàng trăm cây cảnh nghệ thuật đã hội tụ tại TP. Ninh Bình, đây là đợt triển lãm quy mô lớn do CLB Dục Thúy Sơn tổ chức. Nhiều nhà vườn khắp miền Bắc đã mang cây tới triển lãm.Trong hàng trăm cây cảnh nghệ thuật được trưng bày tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Ninh Bình có một hàng cây đặt cùng nhau – được gọi là hàng cây vip, hay dãy “siêu cây”, mỗi cây là một tác phẩm nghệ thuật và có giá trị rất cao, dao động từ 10 – 100 tỷ đồng/cây.Được đặt ở vị trí trung tâm là 4 “siêu cây” của anh Phan Văn Toàn (TP. Việt Trì) – Toàn “đô la”. Dàn cây này có mặt tại triển lãm khiến giới chơi cây, du khách “phát sốt”, ai cũng phải dừng chân ngắm.Một trong những cây cảnh được quan tâm nhất là cây sanh cổ “Tiên lão giáng trần” có tuổi đời khoảng 400 năm. Hiện tại, đây là cây sanh nghệ thuật có đại gia chơi lan var (đột biến) trả lên tới 100 tỷ đồng nhưng chủ nhân chưa bán.Anh Toàn là người đã bỏ rất nhiều tiền mua cây, đưa những tác phẩm nghệ thuật về đúng giá trị thực.Sự có mặt của “Tiên lão giáng trần” khiến không khí triển lãm sôi động.Bên cạnh “Tiên lão giáng trần” là tác phẩm duối cổ “Thiên long vũ hội” có tuổi đời khoảng 200 năm. Cách đây 3 năm đã có khách trả 14 tỷ đồng nhưng anh Toàn không bán.Tác phẩm "Duyên tùng" có tuổi đời khoảng 300 năm có giá trị hàng chục tỷ đồng. Theo chia sẻ của anh Toàn, tác phẩm này đẹp đến nỗi, nghệ nhân người Nhật Bản sang nhìn thấy cũng phải “ngả mũ” thán phục.Tác phẩm sanh quê của anh Đinh Văn Tuấn (Thanh Trì, Hà Nội) có tên “Ngũ phúc” có tuổi đời hàng trăm năm. Cây sanh này được anh Tuấn phát giá khoảng 30 tỷ đồng khi anh Toàn “đô la” đến thăm, hỏi mua.Giới chơi cây đánh giá đây là tác phẩm sanh quê rất đặc biệt, đột biến về lá (lá rất nhỏ).Sanh cổ “Thành đồng tổ quốc” của anh Dương Văn Mười (Thường Tín, Hà Nội) là tác phẩm rất nổi tiếng. Mới đây, anh Toàn đã trả 1,5 triệu đô la nhưng chủ nhân chưa bán.Tác phẩm sanh Nam Điền cổ “Huyền phượng vũ” của anh Tiến Năng (Hà Đông, Hà Nội) có giá trị hơn chục tỷ đồng.Tác phẩm sanh có tên “Vân vũ quần tùng” của anh Nguyễn Hưng (Đông Triều, Quảng Ninh) tuổi đời chưa cao nhưng được giới chơi cây đánh giá cây có dáng thế “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.Cây sanh cổ có tên “Vạn cổ lưu phương” thuộc sở hữu của ông Nguyễn Hồng Quân (Thường Tín, Hà Nội), là dòng sanh Nam Điền được giới chơi cây thường nhắc đến như một cây tiêu biểu giữa lối chơi cổ và lối chơi hiện đại. Cây có giá trị trên 10 tỷ đồng.Hai tác phẩm sanh cỡ đại của đại gia Hải Dương có giá trị hàng chục tỷ đồng.Cây sanh cổ có tên “Đài sen” của anh Lưu Quang Hưởng (Từ Sơn, Bắc Ninh) được giới chơi cây đánh giá rất cao về độ nghệ thuật, độ già cũng như giá trị kinh tế.Một cây sanh cổ có tên “Tam đa” rất mịn màng và rất nghệ thuật cũng có giá trị trên 10 tỷ đồng.
Hàng trăm cây cảnh nghệ thuật đã hội tụ tại TP. Ninh Bình, đây là đợt triển lãm quy mô lớn do CLB Dục Thúy Sơn tổ chức. Nhiều nhà vườn khắp miền Bắc đã mang cây tới triển lãm.
Trong hàng trăm cây cảnh nghệ thuật được trưng bày tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Ninh Bình có một hàng cây đặt cùng nhau – được gọi là hàng cây vip, hay dãy “siêu cây”, mỗi cây là một tác phẩm nghệ thuật và có giá trị rất cao, dao động từ 10 – 100 tỷ đồng/cây.
Được đặt ở vị trí trung tâm là 4 “siêu cây” của anh Phan Văn Toàn (TP. Việt Trì) – Toàn “đô la”. Dàn cây này có mặt tại triển lãm khiến giới chơi cây, du khách “phát sốt”, ai cũng phải dừng chân ngắm.
Một trong những cây cảnh được quan tâm nhất là cây sanh cổ “Tiên lão giáng trần” có tuổi đời khoảng 400 năm. Hiện tại, đây là cây sanh nghệ thuật có đại gia chơi lan var (đột biến) trả lên tới 100 tỷ đồng nhưng chủ nhân chưa bán.
Anh Toàn là người đã bỏ rất nhiều tiền mua cây, đưa những tác phẩm nghệ thuật về đúng giá trị thực.
Sự có mặt của “Tiên lão giáng trần” khiến không khí triển lãm sôi động.
Bên cạnh “Tiên lão giáng trần” là tác phẩm duối cổ “Thiên long vũ hội” có tuổi đời khoảng 200 năm. Cách đây 3 năm đã có khách trả 14 tỷ đồng nhưng anh Toàn không bán.
Tác phẩm "Duyên tùng" có tuổi đời khoảng 300 năm có giá trị hàng chục tỷ đồng. Theo chia sẻ của anh Toàn, tác phẩm này đẹp đến nỗi, nghệ nhân người Nhật Bản sang nhìn thấy cũng phải “ngả mũ” thán phục.
Tác phẩm sanh quê của anh Đinh Văn Tuấn (Thanh Trì, Hà Nội) có tên “Ngũ phúc” có tuổi đời hàng trăm năm. Cây sanh này được anh Tuấn phát giá khoảng 30 tỷ đồng khi anh Toàn “đô la” đến thăm, hỏi mua.
Giới chơi cây đánh giá đây là tác phẩm sanh quê rất đặc biệt, đột biến về lá (lá rất nhỏ).
Sanh cổ “Thành đồng tổ quốc” của anh Dương Văn Mười (Thường Tín, Hà Nội) là tác phẩm rất nổi tiếng. Mới đây, anh Toàn đã trả 1,5 triệu đô la nhưng chủ nhân chưa bán.
Tác phẩm sanh Nam Điền cổ “Huyền phượng vũ” của anh Tiến Năng (Hà Đông, Hà Nội) có giá trị hơn chục tỷ đồng.
Tác phẩm sanh có tên “Vân vũ quần tùng” của anh Nguyễn Hưng (Đông Triều, Quảng Ninh) tuổi đời chưa cao nhưng được giới chơi cây đánh giá cây có dáng thế “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.
Cây sanh cổ có tên “Vạn cổ lưu phương” thuộc sở hữu của ông Nguyễn Hồng Quân (Thường Tín, Hà Nội), là dòng sanh Nam Điền được giới chơi cây thường nhắc đến như một cây tiêu biểu giữa lối chơi cổ và lối chơi hiện đại. Cây có giá trị trên 10 tỷ đồng.
Hai tác phẩm sanh cỡ đại của đại gia Hải Dương có giá trị hàng chục tỷ đồng.
Cây sanh cổ có tên “Đài sen” của anh Lưu Quang Hưởng (Từ Sơn, Bắc Ninh) được giới chơi cây đánh giá rất cao về độ nghệ thuật, độ già cũng như giá trị kinh tế.
Một cây sanh cổ có tên “Tam đa” rất mịn màng và rất nghệ thuật cũng có giá trị trên 10 tỷ đồng.