Mặc dù việc giải tỏa chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã được nêu rõ trong Công điện hỏa tốc của UBND TP. Hà Nội ngày 11/5, thế nhưng vẫn còn tình trạng buôn bán trên vỉa, ý thức của người dân đi chợ mua, bán vẫn chưa chuyển biến.Cùng với đó, ngày 24/7, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Hà Nội đã áp dụng Chỉ thị 16 giãn cách xã hội, nâng mức cảnh báo dịch bệnh lên nguy cơ cao, nhưng ở một số nơi chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong việc dẹp loại hình chợ tạm bợ tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch Covid-19 này.Theo quan sát của PV trong 2 ngày 26 và 27/7, xung quanh chợ dân sinh Văn La, Hà Đông, rất đông tiểu thương không có nơi buôn bán cố định vẫn tập kết hàng hóa trên vỉa hè để kinh doanh.Điều đặc biệt, hoạt động mua bán của người dân vừa vi phạm quy định về an toàn giao thông, lòng đường, vỉa hè, vừa đi ngược lại chỉ đạo của Thành phố trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.Sau khi Chỉ thị 16 được áp dụng, rất đông các cửa hàng, ki ốt không thiết yếu ở chợ chính Văn La đóng cửa tạm dừng buôn bán, thì các hộ dân kinh doanh rau, củ quả, thực phẩm sống “tranh thủ” dọn hàng bán trên vỉa hè.Có một số vị trí, lực lượng chức năng đã chăng dây xung quanh, nhưng vẫn có tiểu thương tìm cách cố bán cho bằng được.Điều này đã khiến dọc tuyến phố Văn La trở nên lộn xộn, nhếch nhác khi xe cộ ngổn ngang và rác thải tập kết trên vỉa hè.Một số tiểu thương buôn bán thịt lợn ngay trên vỉa hè, lượng người tới mua đông, khó đảm bảo được giãn cách tối thiểu 2m theo Chỉ thị 16 đưa ra.Người dân tụ tập mua thực phẩm đông, khó đảm bảo việc giãn cách.Bên cạnh đó, cũng có một số hộ kinh doanh hoa vẫn vẫn “cố gắng” bán trong trạng thái thấp thỏm, vừa bán, vừa đề phòng lực lượng chức năng đi tuần tra.Với những hộ kinh doanh không có nơi cố định, khi có lực lượng chức năng tuyên truyền, nhắc nhở thì các tiểu thương này sẽ tạm thời tuân thủ, nhưng chỉ cần lực lượng chức năng rời đi thì họ lại bày hàng để buôn bán.Vì thế để chủ động ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả tình hình dịch bệnh, đặc biệt các điểm có nguy cơ cao, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các cấp cơ sở phải vào cuộc kịp thời, kiểm tra thực hiện nghiêm các quy định chứ không để tình trạng chợ cóc, chợ tạm vẫn còn hoạt động ở một số nơi./.
Mặc dù việc giải tỏa chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã được nêu rõ trong Công điện hỏa tốc của UBND TP. Hà Nội ngày 11/5, thế nhưng vẫn còn tình trạng buôn bán trên vỉa, ý thức của người dân đi chợ mua, bán vẫn chưa chuyển biến.
Cùng với đó, ngày 24/7, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Hà Nội đã áp dụng Chỉ thị 16 giãn cách xã hội, nâng mức cảnh báo dịch bệnh lên nguy cơ cao, nhưng ở một số nơi chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong việc dẹp loại hình chợ tạm bợ tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch Covid-19 này.
Theo quan sát của PV trong 2 ngày 26 và 27/7, xung quanh chợ dân sinh Văn La, Hà Đông, rất đông tiểu thương không có nơi buôn bán cố định vẫn tập kết hàng hóa trên vỉa hè để kinh doanh.
Điều đặc biệt, hoạt động mua bán của người dân vừa vi phạm quy định về an toàn giao thông, lòng đường, vỉa hè, vừa đi ngược lại chỉ đạo của Thành phố trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Sau khi Chỉ thị 16 được áp dụng, rất đông các cửa hàng, ki ốt không thiết yếu ở chợ chính Văn La đóng cửa tạm dừng buôn bán, thì các hộ dân kinh doanh rau, củ quả, thực phẩm sống “tranh thủ” dọn hàng bán trên vỉa hè.
Có một số vị trí, lực lượng chức năng đã chăng dây xung quanh, nhưng vẫn có tiểu thương tìm cách cố bán cho bằng được.
Điều này đã khiến dọc tuyến phố Văn La trở nên lộn xộn, nhếch nhác khi xe cộ ngổn ngang và rác thải tập kết trên vỉa hè.
Một số tiểu thương buôn bán thịt lợn ngay trên vỉa hè, lượng người tới mua đông, khó đảm bảo được giãn cách tối thiểu 2m theo Chỉ thị 16 đưa ra.
Người dân tụ tập mua thực phẩm đông, khó đảm bảo việc giãn cách.
Bên cạnh đó, cũng có một số hộ kinh doanh hoa vẫn vẫn “cố gắng” bán trong trạng thái thấp thỏm, vừa bán, vừa đề phòng lực lượng chức năng đi tuần tra.
Với những hộ kinh doanh không có nơi cố định, khi có lực lượng chức năng tuyên truyền, nhắc nhở thì các tiểu thương này sẽ tạm thời tuân thủ, nhưng chỉ cần lực lượng chức năng rời đi thì họ lại bày hàng để buôn bán.
Vì thế để chủ động ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả tình hình dịch bệnh, đặc biệt các điểm có nguy cơ cao, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các cấp cơ sở phải vào cuộc kịp thời, kiểm tra thực hiện nghiêm các quy định chứ không để tình trạng chợ cóc, chợ tạm vẫn còn hoạt động ở một số nơi./.