Chàng trai Cà Mau kiếm tiền từ nhẫn, vòng tay xương rắn

Google News

Từ xác những con rắn bình thường, Quang Nhã xử lý, lọc lấy xương rồi tạo hình thành các sản phẩm trang sức tinh xảo, độc đáo.

Trong căn phòng nhỏ tại nhà ở Cà Mau, chàng trai Trịnh Quang Nhã say sưa với đám nguyên liệu, dụng cụ quen thuộc: những xác rắn to nhỏ, dao kéo, bọ, nhựa Resin và khuôn đúc. Tất cả được Nhã dùng để làm ra các sản phẩm nhẫn, vòng tay, vòng cổ xương rắn.

Chia sẻ với Zing, Nhã cho biết những bước đầu thực hiện nhìn có thể “hơi ghê” đối với nhiều người nhưng cuối cùng sẽ chỉ còn lại sự đẹp mắt, độc nhất trong mỗi sản phẩm. Đó cũng là một trong những điều anh thích ở việc mình đang làm.

“Mình hy vọng có thể giúp đem lại phần nào ‘sự vĩnh hằng’ cho loài động vật yêu thích, tạo nên vẻ đẹp cho chúng”, Nhã bày tỏ.

Chang trai Ca Mau kiem tien tu nhan, vong tay xuong ran

Quang Nhã làm nhẫn, vòng tay, vòng cổ từ xương của rắn.

Tự mày mò

Gần 2 năm trước, Quang Nhã biết đến nghệ thuật làm tiêu bản xương qua một hội nhóm trên mạng xã hội và bắt đầu tìm hiểu vì thích thú. Khoảng 1-2 tháng đầu, do không hề có kiến thức, phần lớn mẫu vật của Nhã đều hỏng hoặc bị lắp ráp sai. Sau đó, anh dần rút kinh nghiệm, các sản phẩm cũng ngày càng hoàn thiện và đẹp mắt.

Để có được một bộ tiêu bản xương hoàn chỉnh, Nhã bắt đầu với công đoạn mổ, lọc thịt, nội tạng ở xác rắn nhiều nhất có thể. Sau đó, anh sử dụng bọ để “xử lý” những phần thịt còn sót lại. Do không có điều kiện nuôi bọ Dermestid chuyên dụng, Nhã tìm hiểu sử dụng bọ phát triển từ loài sâu gạo thay thế.

Sau đó, Nhã tẩy xương bằng oxy già rồi ráp lại thành bộ.

Chang trai Ca Mau kiem tien tu nhan, vong tay xuong ran-Hinh-2

Thời gian đầu, Nhã chủ yếu làm tiêu bản xương rắn và một số động vật như ếch, chim.

“Rắn mình sử dụng chủ yếu thu mua từ các điểm bán làm thực phẩm, là những con đuối sức, bệnh tật rồi chết. Mình nhờ họ gom lại, cấp đông rồi gọi mình tới thu mua”.

Chia sẻ về lựa chọn rắn, Nhã cho hay anh cảm nhận bản thân có “duyên” với loài động vật này, ví dụ như sinh tuổi rắn, có nuôi một con rắn và xăm hình chúng.

“Nói chung, chỉ cần là rắn thì mình rất thích”.

Từ sở thích thành kinh doanh

Làm tiêu bản xương hay về sau là trang sức từ xương rắn không phải công việc chính của Quang Nhã. Anh vốn là nghệ sĩ thiết kế 2D, chủ yếu làm sản phẩm cho các local brand. Việc làm trang sức và kinh doanh đến với anh tình cờ.

“Việc biến xương thành trang sức mình có nghe từ lâu và thấy trên Internet. Tuy nhiên khi muốn tìm mua, mình thấy vòng tay làm từ xương sống của rắn có giá rất đắt và chưa thấy bán ở Việt Nam hoặc có cũng không phổ biến. Sau đó, mình mới nghĩ đến việc sử dụng chính những tiêu bản xương từng làm để tạo ra vòng tay”, Nhã kể.

“Về nhẫn xương rắn, sau khi được một người bạn trên Facebook gợi ý, mình suy nghĩ làm sao để lấy xương làm nhẫn mà không làm đau tay người đeo. Đến khi lướt mạng, mình thấy có bán các khuôn đúc nhẫn, dùng với nhựa Resin nên thử sức. Cách làm này vừa lưu giữ các đốt xương trong tình trạng nguyên gốc, không gây gãy vỡ và cũng không làm đau tay”.

Chang trai Ca Mau kiem tien tu nhan, vong tay xuong ran-Hinh-3

Chang trai Ca Mau kiem tien tu nhan, vong tay xuong ran-Hinh-4

Chang trai Ca Mau kiem tien tu nhan, vong tay xuong ran-Hinh-5

Chang trai Ca Mau kiem tien tu nhan, vong tay xuong ran-Hinh-6

Chang trai Ca Mau kiem tien tu nhan, vong tay xuong ran-Hinh-7

Xương sau khi xử lý được Nhã cho vào khuôn, đổ nhựa hoặc tết thành vòng.

May mắn là ngay trong những lần thử đầu tiên, Nhã đã thành công. Sau khi tạo hình bằng khuôn, anh phải mài giũa nhẫn, vòng để đem lại độ mượt mà, vừa vặn cho khách hàng.

“Một điểm hơi khó trong công đoạn đổ nhựa vào khuôn là dễ tạo ra bọt khí, gây mất thẩm mỹ. Mình thường phải kiên nhẫn ngồi phá từng bọt khí nhỏ, nếu chiếc nào không kịp phá hết, đọng lại quá nhiều sẽ đành đem bỏ”.

Cứ như vậy, mỗi sản phẩm ngốn của Nhã từ 1 đến 2 ngày, có lúc lên tới 7 ngày. Những vòng tay tết từ đốt xương sẽ nhanh hơn, khoảng 30 phút/vòng.

Từ năm 2021, Nhã chính thức kinh doanh vòng tay, nhẫn từ xương rắn. Thời gian đầu, anh chủ yếu bán cho người quen trên trang cá nhân. Sau khi anh chia sẻ sản phẩm lên các hội nhóm về tiêu bản, lượng người quan tâm và đặt mua hàng cũng nhiều hơn.

Mỗi món có giá trung bình 300.000 đồng- 1 triệu đồng tùy độ khó và hiếm của loại xương, có những bộ lên tới 15 triệu đồng.

Chang trai Ca Mau kiem tien tu nhan, vong tay xuong ran-Hinh-8

Sử dụng nhựa Resin giúp giữ được hình dạng xương và không gây đau tay người sử dụng.

Quang Nhã cũng nhận thiết kế vòng, nhẫn theo yêu cầu, ví dụ như số lượng đốt xương, màu sắc hợp phong thủy khách hàng.

“Mình may mắn gặp được nhiều khách hàng dễ thương, luôn góp ý để mình nâng cao chất lượng sản phẩm. Tất cả sản phẩm lệch cỡ hay còn điều gì chưa khiến khách vừa ý, mình sẵn sàng nhận lại và sửa cho mọi người”.

Vì làm trang sức không phải công việc chính của Nhã, điều khiến anh chật vật nhất là làm sao cân bằng được mọi thứ. Có thời điểm vừa phải làm nhẫn vừa trả đơn thiết kế, anh chỉ ngủ khoảng 4 tiếng/ngày.

Theo Mai An/Zingnews

>> xem thêm

Bình luận(0)