Theo nguồn tin trên WSJ, tỷ phú giàu nhất Philippines Henry Sy đã qua đời hôm 19/1 ở tuổi 94. Ảnh: Getty Imgae. Tỷ phú Henry Sy là nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch danh dự của SM Investments - một trong các tập đoàn đa ngành lớn nhất Philippines. Ảnh: Nikkei Asian Review.Theo xếp hạng của Forbes, tỷ phú Henry Sy sở hữu khối tài sản trị giá 19 tỷ USD, là người giàu có thứ 52 thế giới. Ông giữ vững vị trí người giàu nhất Philippines trong suốt 11 năm qua. Ảnh: Forbes.Tỷ phú Henry Sy được mệnh danh là "vua bán lẻ" Philippines, cũng là người đã thay đổi diện mạo quốc gia này bằng đế chế trung tâm thương mại của mình. Ảnh: Philippine Tatler.Năm 12 tuổi, cậu bé Henry Sy chuyển từ Chiết Giang (Trung Quốc) sang Philippines để gặp cha. Sau đó, ông bắt đầu kinh doanh bằng việc bán giày trên đường phố Manila. Năm 1958, Henry Sy tự mở cửa hàng giày đầu tiên mang tên Shoe Mart. Ảnh: Philippines News.Giai đoạn bất ổn chính trị, kinh tế 1970 - 1980, Henry Sy đẩy mạnh phát triển hệ thống Shoe Mart khắp Philippines trong khi nhiều nhà đầu tư khác bị chững lại. Ảnh: ABS.Trên đà thành công, tập đoàn SM Investments của tỷ phú Henry Sy tiếp tục khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên tại nước này - SM City North EDSA. Ảnh: Philippine Retailers.Năm 1991, Henry Sy khai trương trung tâm SM Megamall có rạp chiếu bóng và sân trượt băng. Ảnh: SM Investments.Ngoài bán lẻ, tập đoàn SM Investments còn hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, tài chính tại Philippines. Ảnh: Asgam.Năm 1976, tỷ phú Henry Sy mua lại Acme Savings Bank và Banco de Oro với việc cung cấp dịch vụ tài chính chủ yếu cho ShoeMart. Đến năm 1996, Banco de Oro hoạt động như một ngân hàng thương mại và đổi tên thành Banco de Oro Unibank. Ảnh: Asian Banking.Banco de Oro Unibank hiện là ngân hàng lớn nhất Philippines với doanh thu hơn 2.000 triệu USD/năm. Ảnh: S.M.Bên cạnh đó, tỷ phú Henry Sy còn sở hữu một ngân hàng thương mại khác tại Trung Quốc - China Banking Corporation. Nhà băng này có giá trị vốn hóa hơn 1.600 triệu USD và cho lợi nhuận khoảng 130 triệu USD/năm. Ảnh: C.B.6 người con của tỷ phú Henry Sy đều tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Ảnh: S.M.Trong đó, Teresita Sy Coson - con gái cả của ông thường đại diện cho SM tại các sự kiện quốc tế và được xem là người sáng giá nhất kế nhiệm ông. Ảnh: Nikkei. Tỷ phú Henry Sy còn được biết đến là nhà từ thiện hào phóng. Ông chi hàng chục nghìn USD cấp học bổng cho hàng nghìn người trẻ không có điều kiện đi học. Ảnh: Entrepreneur PhilippinesVideo: Tỷ phú giàu nhất thế giới ly hôn vợ. Nguồn: FBNC.
Theo nguồn tin trên WSJ, tỷ phú giàu nhất Philippines Henry Sy đã qua đời hôm 19/1 ở tuổi 94. Ảnh: Getty Imgae.
Tỷ phú Henry Sy là nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch danh dự của SM Investments - một trong các tập đoàn đa ngành lớn nhất Philippines. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Theo xếp hạng của Forbes, tỷ phú Henry Sy sở hữu khối tài sản trị giá 19 tỷ USD, là người giàu có thứ 52 thế giới. Ông giữ vững vị trí người giàu nhất Philippines trong suốt 11 năm qua. Ảnh: Forbes.
Tỷ phú Henry Sy được mệnh danh là "vua bán lẻ" Philippines, cũng là người đã thay đổi diện mạo quốc gia này bằng đế chế trung tâm thương mại của mình. Ảnh: Philippine Tatler.
Năm 12 tuổi, cậu bé Henry Sy chuyển từ Chiết Giang (Trung Quốc) sang Philippines để gặp cha. Sau đó, ông bắt đầu kinh doanh bằng việc bán giày trên đường phố Manila. Năm 1958, Henry Sy tự mở cửa hàng giày đầu tiên mang tên Shoe Mart. Ảnh: Philippines News.
Giai đoạn bất ổn chính trị, kinh tế 1970 - 1980, Henry Sy đẩy mạnh phát triển hệ thống Shoe Mart khắp Philippines trong khi nhiều nhà đầu tư khác bị chững lại. Ảnh: ABS.
Trên đà thành công, tập đoàn SM Investments của tỷ phú Henry Sy tiếp tục khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên tại nước này - SM City North EDSA. Ảnh: Philippine Retailers.
Năm 1991, Henry Sy khai trương trung tâm SM Megamall có rạp chiếu bóng và sân trượt băng. Ảnh: SM Investments.
Ngoài bán lẻ, tập đoàn SM Investments còn hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, tài chính tại Philippines. Ảnh: Asgam.
Năm 1976, tỷ phú Henry Sy mua lại Acme Savings Bank và Banco de Oro với việc cung cấp dịch vụ tài chính chủ yếu cho ShoeMart. Đến năm 1996, Banco de Oro hoạt động như một ngân hàng thương mại và đổi tên thành Banco de Oro Unibank. Ảnh: Asian Banking.
Banco de Oro Unibank hiện là ngân hàng lớn nhất Philippines với doanh thu hơn 2.000 triệu USD/năm. Ảnh: S.M.
Bên cạnh đó, tỷ phú Henry Sy còn sở hữu một ngân hàng thương mại khác tại Trung Quốc - China Banking Corporation. Nhà băng này có giá trị vốn hóa hơn 1.600 triệu USD và cho lợi nhuận khoảng 130 triệu USD/năm. Ảnh: C.B.
6 người con của tỷ phú Henry Sy đều tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Ảnh: S.M.
Trong đó, Teresita Sy Coson - con gái cả của ông thường đại diện cho SM tại các sự kiện quốc tế và được xem là người sáng giá nhất kế nhiệm ông. Ảnh: Nikkei.
Tỷ phú Henry Sy còn được biết đến là nhà từ thiện hào phóng. Ông chi hàng chục nghìn USD cấp học bổng cho hàng nghìn người trẻ không có điều kiện đi học.
Ảnh: Entrepreneur Philippines
Video: Tỷ phú giàu nhất thế giới ly hôn vợ. Nguồn: FBNC.