Chân dung Tổng Giám đốc Nhà máy nước mặt sông Đuống thay thế Shark Liên

Google News

(Kiến Thức) - Tổng giám đốc Công ty CP Nước mặt sông Đuống là doanh nhân 8X Tạ Đức Hoàng - người đồng thời cũng là thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp này. 

Theo thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty CP Nước mặt sông Đuống vừa thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, bà Đỗ Thị Kim Liên (hay Shark Liên) không còn đảm nhận chức Tổng giám đốc/Người đại diện pháp luật của công ty này nữa.
Thay thế vị trí của bà Liên là ông Tạ Đức Hoàng. Ông Hoàng sinh năm 1980, có hộ khẩu thường trú tại 5B7, Tập thể Quân đội, Học viện Quốc phòng, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chan dung Tong Giam doc Nha may nuoc mat song Duong thay the Shark Lien
 Ông Tạ Đức Hoàng. Ảnh: Thời báo Doanh nhân.
Ông Tạ Đức Hoàng đồng thời cũng là thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Nước mặt Sông Đuống, đồng thời là Tổng giám đốc Tập đoàn Aqua One (công ty mẹ của Nước mặt Sông Đuống).
Chia sẻ về dự án Nhà máy nước sông Đuống, ông Tạ Đức Hoàng từng cho biết, một trong những khó khăn mà dự án phải đối mặt và sẵn sàng vượt qua đó là đối với dự án khai thác nước mặt luôn cần chi phí lớn đòi hỏi nhà đầu tư phải có công nghệ cao, có kinh nghiệm và cả tiềm lực tài chính lớn.
Chan dung Tong Giam doc Nha may nuoc mat song Duong thay the Shark Lien-Hinh-2
 Nhà máy nước mặt sông Đuống vướng lùm xùm về giá bán. Ảnh: Vietnamnet. 
Tuy nhiên, giá thành sản phẩm đến tay người dùng phải cạnh tranh với giá khai thác nước ngầm. Do đó, nhà đầu tư đã xác định chấp nhận kéo dài thời gian thu hồi vốn, thậm chí chấp nhận thua lỗ thời gian đầu để người dân Thủ đô được sử dụng nguồn nước sạch chất lượng.
Nước sạch Sông Đuống trở thành tâm điểm của dư luận khi được thành phố Hà Nội duyệt cho mức giá nước 10.246 đồng/m3, cao gấp 2 lần so với đối thủ.
Theo lãnh đạo Sở Tài chính, nhà máy nước mặt sông Đà đi vào hoạt động năm 2009, có nguyên giá tài sản là 1.555 tỷ đồng, còn giá đầu tư của sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư của nhà máy nước mặt sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng, nhưng công ty này đi vay tới 80%, tương ứng gần 4.000 tỷ đồng. Khi nhà máy đi vào hoạt động, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước. Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước là 20%, theo đó là khoảng 2003 đồng mỗi mét khối nước.
Đây chính là điều bất hợp lý khiến người dân bày tỏ sự không đồng tình khi dân phải gồng mình cõng khoản phí lãi vay của doanh nghiệp.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định TP chưa mất một đồng nào bù giá cho nước sạch sông Đuống và chắc chắn là không bao giờ bù giá cho doanh nghiệp.

Hoàng Minh (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)