1. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Theo danh sách những tỷ phú USD giàu nhất thế giới năm 2018 vừa được tạp chí Forbes công bố, nữ đại gia Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air - xếp thứ 766 với 3,1 tỷ USD theo bảng xếp hạng 2018 nhưng theo thời gian thực (tính tới hết 6/3), bà Thảo đứng thứ 685 với 3,4 tỷ USD. Ảnh: dkn.tv.Không chỉ tăng nhanh thứ hạng trong danh sách những người giàu nhất thế giới, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo còn là một trong 100 người phụ nữ được đánh giá là quyền lực nhất thế giới do Forbes lựa chọn và xếp hạng. Ảnh: doisongvietnam.vn. 2. Bà Mai Kiều Liên
Nữ đại gia Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk - từng được kênh CNBC (Mỹ) ví như "Margaret Thatcher của Việt Nam". Với những quyết sách quyết liệt, bà là đầu tàu đưa doanh nghiệp sữa Việt Nam trở thành tập đoàn có vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay (8,4 tỷ USD), doanh thu mỗi năm lên tới hàng tỷ USD. Ảnh: DĐDN.Tháng 3/2016, tạp chí Forbes Việt Nam xếp bà đứng thứ 4 trong danh sách 20 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam trong mọi lĩnh vực. Ngoài ra, bà Mai Kiều Liên từng 4 lần liên tiếp lọt vào danh sách top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (2012 - 2015). Bà cũng là người Việt Nam duy nhất được nhận giải thưởng “Kinh tế và đổi mới doanh nghiệp" tại giải thưởng Nikkei châu Á lần thứ 20 tổ chức tại Nhật Bản. Ảnh: forbes.com. 3. Bà Cao Thị Ngọc Dung
Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch/Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) được mệnh danh là “nữ tướng vàng nữ trang”. Trong nhiều năm liên tiếp, bà Dung đều được vinh danh trong các bảng danh hiệu cao quý như: Top 20 Phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016, Top 40 nữ doanh nhân quyền lực Châu Á tháng 4/2016, nữ doanh nhân Việt duy nhất trong Top 5 doanh nhân được trao giải thưởng Quốc tế Ernst & Young… Ảnh: backend.bazaarvietnam.vnVào giữa tháng 11/2017, bà Dung sở hữu gần 10 triệu cổ phiếu PNJ. Tính theo thị giá thời điểm đó, số cổ phiếu này đạt gần 1.200 tỷ đồng. Ảnh: Dân Việt. 4. Bà Nguyễn Thị Nga
Từng học qua nhiều trường lớp kinh tế ở châu Âu, Nhật Bản hay Mỹ, bà Nguyễn Thị Nga hiện giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Nam Á (SeaBank), Intimex Việt Nam và Tập đoàn BRG, tập đoàn đầu tư đa ngành sở hữu nhiều công ty con trong 4 mảng hoạt động chính là BRG Golf, BRG Khách sạn - Dịch vụ nghỉ dưỡng, BRG Homes và BRG Thương mại - dịch vụ. Ảnh: VietnamBiz.Mới đây nhất, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định phê duyệt nhà đầu tư chiến lược của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam, đơn vị trực thuộc Tập đoàn BRG của bà Nguyễn Thị Nga. Với mức giá khởi điểm trong phiên đấu giá công khai là 12.800 đồng/cổ phần, dự tính Tập đoàn BRG sẽ chi ít nhất 1.830 tỷ đồng. Ảnh: Zing. 6. Bà Thái Hương
Bà Thái Hương (sinh năm 1958) hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Vì tầm vóc Việt, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: BestPlus.Được mệnh danh là “người đàn bà sữa” quyền lực của Việt Nam, bà Thái Hương liên tiếp được tạp chí tài chính danh tiếng Forbes bình chọn Top 50 nữ doanh nhân quyền lực châu Á năm 2015, 2016, 2017. Ảnh: nhadautu.vn. 7. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh
Trong top 10 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2017, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) xếp vị trí thứ 10 với tổng số tài sản là hơn 559 tỷ đồng. Năm 2014, bà Nguyễn Thị Mai Thanh cũng được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á... Ảnh: Zing. 8. Bà Trương Thị Lệ Khanh
Bà Lệ Khanh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn- xếp thứ 5 trong danh sách top 10 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2017. Công ty của bà hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thủy sản. Bà Khanh nắm giữ hơn 2.369 tỷ đồng. 9. Đặng Huỳnh Ức My
Trong ngành mía đường Việt Nam, nếu như bà Huỳnh Bích Ngọc được mệnh danh là "nữ hoàng mía đường" thì người con gái Đặng Huỳnh Ức My cũng được biết tới với danh xưng "công chúa mía đường". Chỉ sở hữu tài sản gần 160 tỷ đồng, nhưng trong ngành mía đường Việt Nam "công chúa mía đường" chính là người quyền lực nhất. Ảnh: Zing. 10. Bà Lê Hồng Thủy Tiên
Được xem là "bà trùm" trên thị trường bán lẻ Việt Nam, bà Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng Giám đốc IPP đang nắm giữ trong tay hơn 150 cửa hiệu bán lẻ, đầu tư hai trung tâm thương mại lớn bao gồm Tràng Tiền Plaza (Hà Nội) và Rex Arcade (TP HCM). Ảnh: Tintucvietnam.
1. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Theo danh sách những tỷ phú USD giàu nhất thế giới năm 2018 vừa được tạp chí Forbes công bố, nữ đại gia Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air - xếp thứ 766 với 3,1 tỷ USD theo bảng xếp hạng 2018 nhưng theo thời gian thực (tính tới hết 6/3), bà Thảo đứng thứ 685 với 3,4 tỷ USD. Ảnh: dkn.tv.
Không chỉ tăng nhanh thứ hạng trong danh sách những người giàu nhất thế giới, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo còn là một trong 100 người phụ nữ được đánh giá là quyền lực nhất thế giới do Forbes lựa chọn và xếp hạng. Ảnh: doisongvietnam.vn.
2. Bà Mai Kiều Liên
Nữ đại gia Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk - từng được kênh CNBC (Mỹ) ví như "Margaret Thatcher của Việt Nam". Với những quyết sách quyết liệt, bà là đầu tàu đưa doanh nghiệp sữa Việt Nam trở thành tập đoàn có vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay (8,4 tỷ USD), doanh thu mỗi năm lên tới hàng tỷ USD. Ảnh: DĐDN.
Tháng 3/2016, tạp chí Forbes Việt Nam xếp bà đứng thứ 4 trong danh sách 20 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam trong mọi lĩnh vực. Ngoài ra, bà Mai Kiều Liên từng 4 lần liên tiếp lọt vào danh sách top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (2012 - 2015). Bà cũng là người Việt Nam duy nhất được nhận giải thưởng “Kinh tế và đổi mới doanh nghiệp" tại giải thưởng Nikkei châu Á lần thứ 20 tổ chức tại Nhật Bản. Ảnh: forbes.com.
3. Bà Cao Thị Ngọc Dung
Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch/Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) được mệnh danh là “nữ tướng vàng nữ trang”. Trong nhiều năm liên tiếp, bà Dung đều được vinh danh trong các bảng danh hiệu cao quý như: Top 20 Phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016, Top 40 nữ doanh nhân quyền lực Châu Á tháng 4/2016, nữ doanh nhân Việt duy nhất trong Top 5 doanh nhân được trao giải thưởng Quốc tế Ernst & Young… Ảnh: backend.bazaarvietnam.vn
Vào giữa tháng 11/2017, bà Dung sở hữu gần 10 triệu cổ phiếu PNJ. Tính theo thị giá thời điểm đó, số cổ phiếu này đạt gần 1.200 tỷ đồng. Ảnh: Dân Việt.
4. Bà Nguyễn Thị Nga
Từng học qua nhiều trường lớp kinh tế ở châu Âu, Nhật Bản hay Mỹ, bà Nguyễn Thị Nga hiện giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Nam Á (SeaBank), Intimex Việt Nam và Tập đoàn BRG, tập đoàn đầu tư đa ngành sở hữu nhiều công ty con trong 4 mảng hoạt động chính là BRG Golf, BRG Khách sạn - Dịch vụ nghỉ dưỡng, BRG Homes và BRG Thương mại - dịch vụ. Ảnh: VietnamBiz.
Mới đây nhất, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định phê duyệt nhà đầu tư chiến lược của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam, đơn vị trực thuộc Tập đoàn BRG của bà Nguyễn Thị Nga. Với mức giá khởi điểm trong phiên đấu giá công khai là 12.800 đồng/cổ phần, dự tính Tập đoàn BRG sẽ chi ít nhất 1.830 tỷ đồng. Ảnh: Zing.
6. Bà Thái Hương
Bà Thái Hương (sinh năm 1958) hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Vì tầm vóc Việt, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: BestPlus.
Được mệnh danh là “người đàn bà sữa” quyền lực của Việt Nam, bà Thái Hương liên tiếp được tạp chí tài chính danh tiếng Forbes bình chọn Top 50 nữ doanh nhân quyền lực châu Á năm 2015, 2016, 2017. Ảnh: nhadautu.vn.
7. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh
Trong top 10 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2017, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) xếp vị trí thứ 10 với tổng số tài sản là hơn 559 tỷ đồng. Năm 2014, bà Nguyễn Thị Mai Thanh cũng được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á... Ảnh: Zing.
8. Bà Trương Thị Lệ Khanh
Bà Lệ Khanh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn- xếp thứ 5 trong danh sách top 10 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2017. Công ty của bà hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thủy sản. Bà Khanh nắm giữ hơn 2.369 tỷ đồng.
9. Đặng Huỳnh Ức My
Trong ngành mía đường Việt Nam, nếu như bà Huỳnh Bích Ngọc được mệnh danh là "nữ hoàng mía đường" thì người con gái Đặng Huỳnh Ức My cũng được biết tới với danh xưng "công chúa mía đường". Chỉ sở hữu tài sản gần 160 tỷ đồng, nhưng trong ngành mía đường Việt Nam "công chúa mía đường" chính là người quyền lực nhất. Ảnh: Zing.
10. Bà Lê Hồng Thủy Tiên
Được xem là "bà trùm" trên thị trường bán lẻ Việt Nam, bà Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng Giám đốc IPP đang nắm giữ trong tay hơn 150 cửa hiệu bán lẻ, đầu tư hai trung tâm thương mại lớn bao gồm Tràng Tiền Plaza (Hà Nội) và Rex Arcade (TP HCM). Ảnh: Tintucvietnam.