Tại triễn lãm cây cảnh Tam Chúc (Ba Sao, Hà Nam), một cây sanh bonsai “khổng lồ” có hình thù kì quái khiến du khách và giới chơi cây cảnh choáng ngợp, bởi đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy một cây sanh trên chậu lớn như vậy. Chủ nhân của tác phẩm là anh Phạm Văn Dần (TP. Phủ Lý, Hà Nam), anh Dần cho biết, tác phẩm lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng. Tuy cây đang trong quá trình hoàn thiện nhưng tỉnh nhà có sự kiện anh mang đi triển lãm cho mọi người chiêm ngưỡng.Theo anh Dần, cách đây 10 năm anh mua lại của một người dân ở Chi Lê (Hòa Bình), họ khai thác trong rừng. Thời điểm đó có rất nhiều người biết đến nên anh mua cây sanh này với giá khá cao. Hiện, tác phẩm này có giá khoảng 1 triệu đô la (hơn 23 tỷ đồng). Do khai thác từ tự nhiên, thân cây lại lớn nên việc uốn nắn thay đổi dáng thế là không thể, anh Dần chỉ làm tay cành và một số rễ phụ.Cây cao khoảng 3m, chiều dài hơn 4m, đường kính gốc gần 2m. Cây gồm một gốc lớn và một thân dáng hoành, một thân dáng trực hơi xiêu. Thân cây “khủng” chứng tỏ cây phải vài trăm năm tuổi. Ông Nguyễn Đăng Khải, Chủ tịch Hội SVC tỉnh Hà Nam cho biết: “Tôi đi nhiều hội chợ cây cảnh khắp đất nước nhưng tôi khẳng định đây là cây sanh trong chậu lớn nhất nước ta”.Chủ nhân của tác phẩm cho hay, trước mua cây về chỉ có thân cây. Trải qua 10 năm tạo tác, uốn nắn tay cành mới được như vậy. Việc tạo tác tay cành phải bắc giàn giáo bởi cây quá cao. Cành lớn vươn ra như một cánh tay khổng lồ.Toàn bộ bộ rễ gần như nguyên bản như lúc mới khai thác trong rừng. Với kích thước “khủng” nên việc ghép các tay cành đòi hỏi sự kiên trì, công phu."Những rễ cây rủ xuống tôi cắt đi để tạo thành như những nhũ đá", chủ nhân của tác phẩm cho biết. Một số chỗ phần lõi bên trong của thân cây lớn đã lão hóa.Bên dưới gốc cây anh Dần trồng thêm 4 cây sanh nhỏ ở 4 góc và tạo thêm một ngôi chùa nhỏ.Anh Dần chia sẻ, cây dáng lão có nhiều dáng nhưng đây là một cây đại thụ nên việc đặt tên cho cây cũng rất khó khăn, sau nhiều đêm mới nghĩ ra được cái tên “Bách niên giai lão”."Hiện tác phẩm vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, đã có rất nhiều người chơi cây cảnh hỏi mua nhưng tôi chưa bán. Đợi cây hoàn thiện xong sẽ có giá hơn.", anh Dần cho hay.
Tại triễn lãm cây cảnh Tam Chúc (Ba Sao, Hà Nam), một cây sanh bonsai “khổng lồ” có hình thù kì quái khiến du khách và giới chơi cây cảnh choáng ngợp, bởi đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy một cây sanh trên chậu lớn như vậy. Chủ nhân của tác phẩm là anh Phạm Văn Dần (TP. Phủ Lý, Hà Nam), anh Dần cho biết, tác phẩm lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng. Tuy cây đang trong quá trình hoàn thiện nhưng tỉnh nhà có sự kiện anh mang đi triển lãm cho mọi người chiêm ngưỡng.
Theo anh Dần, cách đây 10 năm anh mua lại của một người dân ở Chi Lê (Hòa Bình), họ khai thác trong rừng. Thời điểm đó có rất nhiều người biết đến nên anh mua cây sanh này với giá khá cao. Hiện, tác phẩm này có giá khoảng 1 triệu đô la (hơn 23 tỷ đồng). Do khai thác từ tự nhiên, thân cây lại lớn nên việc uốn nắn thay đổi dáng thế là không thể, anh Dần chỉ làm tay cành và một số rễ phụ.
Cây cao khoảng 3m, chiều dài hơn 4m, đường kính gốc gần 2m. Cây gồm một gốc lớn và một thân dáng hoành, một thân dáng trực hơi xiêu. Thân cây “khủng” chứng tỏ cây phải vài trăm năm tuổi. Ông Nguyễn Đăng Khải, Chủ tịch Hội SVC tỉnh Hà Nam cho biết: “Tôi đi nhiều hội chợ cây cảnh khắp đất nước nhưng tôi khẳng định đây là cây sanh trong chậu lớn nhất nước ta”.
Chủ nhân của tác phẩm cho hay, trước mua cây về chỉ có thân cây. Trải qua 10 năm tạo tác, uốn nắn tay cành mới được như vậy. Việc tạo tác tay cành phải bắc giàn giáo bởi cây quá cao. Cành lớn vươn ra như một cánh tay khổng lồ.
Toàn bộ bộ rễ gần như nguyên bản như lúc mới khai thác trong rừng. Với kích thước “khủng” nên việc ghép các tay cành đòi hỏi sự kiên trì, công phu.
"Những rễ cây rủ xuống tôi cắt đi để tạo thành như những nhũ đá", chủ nhân của tác phẩm cho biết. Một số chỗ phần lõi bên trong của thân cây lớn đã lão hóa.
Bên dưới gốc cây anh Dần trồng thêm 4 cây sanh nhỏ ở 4 góc và tạo thêm một ngôi chùa nhỏ.
Anh Dần chia sẻ, cây dáng lão có nhiều dáng nhưng đây là một cây đại thụ nên việc đặt tên cho cây cũng rất khó khăn, sau nhiều đêm mới nghĩ ra được cái tên “Bách niên giai lão”.
"Hiện tác phẩm vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, đã có rất nhiều người chơi cây cảnh hỏi mua nhưng tôi chưa bán. Đợi cây hoàn thiện xong sẽ có giá hơn.", anh Dần cho hay.