Mới đây, giếng trời khổng lồ hình hoa sen tại Nhà ga trung tâm Bến Thành (TP.HCM) đã hoàn thành việc lắp đặt kính, các công nhân đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng của gói thầu này.Giếng trời lấy sáng (Toplight) là điểm nhấn đặc biệt nhất của Nhà ga Bến Thành mang ý nghĩa biểu tượng cho nhà ga này nói riêng và tuyến Metro số 1 nói chung.Giếng trời được thiết kế với phối cảnh nhìn từ trên xuống có hình hoa sen, được đan xen bởi 2 vật liệu chính là kính và tấm nhôm tổ ong.Phần lớn các vật liệu để làm giếng trời này được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản có khả năng chống chịu thời tiết tốt cũng như cách nhiệt vượt trội.Phần kính tường giếng trời lấy sáng được sử dụng 1 loại film đặc biệt được ép vào giữa 2 tấm kính để tạo khả năng cách nhiệt cho kính, điều này giúp cho tuổi thọ của kính lâu hơn, không cần phải thay film trong quá trình sử dụng.Hiện việc thi công giếng trời đã gần như hoàn thiện. Sau khi mặt bằng phía trên ga Bến Thành được tái lập hoàn toàn, đứng từ mặt đường nhìn xuống, người dân, du khách sẽ thấy được nhà ga ngầm bên dưới do công trình được lắp kính trong suốt.Giếng trời hình hoa sen nằm ngay ngã tư trước chợ Bến Thành.Phối cảnh Nhà ga Bến Thành với điểm nhấn là giếng trời lấy sáng.Ngoài hạng mục giếng trời, các hạng mục còn lại phía trên nhà ga Bến Thành như san lấp mặt bằng, lát gạch đá, trụ đèn, bố trí nhiều mảng xanh... cũng đang trong quá trình hoàn thiện.Dự kiến đến quý 2/2023, các công tác xây dựng kiến trúc, lắp đặt thiết bị cơ điện của gói thầu CP1a (Nhà ga Bến Thành) sẽ hoàn tất và tiến tới thử nghiệm, vận hành các thiết bị vào cuối năm 2023.Ga Bến Thành là nhà ga ngầm lớn nhất trong 3 nhà ga ngầm của tuyến Metro số 1, ngoài ra cũng là nhà ga trung tâm của các tuyến Metro trong tương lai.
Mới đây, giếng trời khổng lồ hình hoa sen tại Nhà ga trung tâm Bến Thành (TP.HCM) đã hoàn thành việc lắp đặt kính, các công nhân đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng của gói thầu này.
Giếng trời lấy sáng (Toplight) là điểm nhấn đặc biệt nhất của Nhà ga Bến Thành mang ý nghĩa biểu tượng cho nhà ga này nói riêng và tuyến Metro số 1 nói chung.
Giếng trời được thiết kế với phối cảnh nhìn từ trên xuống có hình hoa sen, được đan xen bởi 2 vật liệu chính là kính và tấm nhôm tổ ong.
Phần lớn các vật liệu để làm giếng trời này được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản có khả năng chống chịu thời tiết tốt cũng như cách nhiệt vượt trội.
Phần kính tường giếng trời lấy sáng được sử dụng 1 loại film đặc biệt được ép vào giữa 2 tấm kính để tạo khả năng cách nhiệt cho kính, điều này giúp cho tuổi thọ của kính lâu hơn, không cần phải thay film trong quá trình sử dụng.
Hiện việc thi công giếng trời đã gần như hoàn thiện. Sau khi mặt bằng phía trên ga Bến Thành được tái lập hoàn toàn, đứng từ mặt đường nhìn xuống, người dân, du khách sẽ thấy được nhà ga ngầm bên dưới do công trình được lắp kính trong suốt.
Giếng trời hình hoa sen nằm ngay ngã tư trước chợ Bến Thành.
Phối cảnh Nhà ga Bến Thành với điểm nhấn là giếng trời lấy sáng.
Ngoài hạng mục giếng trời, các hạng mục còn lại phía trên nhà ga Bến Thành như san lấp mặt bằng, lát gạch đá, trụ đèn, bố trí nhiều mảng xanh... cũng đang trong quá trình hoàn thiện.
Dự kiến đến quý 2/2023, các công tác xây dựng kiến trúc, lắp đặt thiết bị cơ điện của gói thầu CP1a (Nhà ga Bến Thành) sẽ hoàn tất và tiến tới thử nghiệm, vận hành các thiết bị vào cuối năm 2023.
Ga Bến Thành là nhà ga ngầm lớn nhất trong 3 nhà ga ngầm của tuyến Metro số 1, ngoài ra cũng là nhà ga trung tâm của các tuyến Metro trong tương lai.