Trong khuôn viên chùa làng thôn Phụ Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có hai cây sưa đỏ được dân làng ví như hai khối vàng ròng vì chúng có giá trị rất lớn. Những cánh cửa luôn luôn khóa cẩn thận và có người canh giữ ngày đêmNhững người dân ở đây cho biết, chỉ có những người cao tuổi trong làng hay bảo vệ, công an xã có nhiệm vụ bảo vệ chùa mới có chìa khóa mở cửa vào bên trongHai cây sưa bên trong khuôn viên chùa làng có độ tuổi hơn trăm năm, cao hàng chục mét, đường kính hơn 1m và phải 2-3 người ôm mới xuể. Có một cây chỉ còn phần gốc, đang có biểu hiện chết khô do Đứng bên gốc sưa có giá trị 100 tỉ, ông Nguyễn Xuân Ngợi (74 tuổi, chi hội trưởng Hội người cao tuổi thôn Phụ Chính) cho biết: "Để chống trộm, chúng tôi phải dùng thép lớn, hàn xung quanh hình khum chuồng gà và quấn thêm dây thép gai"."Vào khoảng năm 2010, khi giá gỗ sưa tăng chóng mặt, thậm chí gỗ sưa còn được ví ngang vàng ròng thì một số chủ buôn đã định giá 2 gốc này ít nhất là 150 tỷ đồng. Trong đó, cây sưa lớn có giá khoảng 100 tỷ và cây nhỏ giá khoảng 50 tỷ", ông Ngợi nóiChi hội trưởng thôn Chính Phụ cho biết thêm: “Cũng năm đó (năm 2010) khi một số cành sưa ở gốc lớn bị gãy đổ vì mưa bão, các cụ trong thôn họp bàn với người dân khai thác thêm phần cành sưa già cỗi bán đấu giá lấy tiền sửa đình, chùa và các công trình khác. Dân làng cúng làm lễ xin khai thác những phần gỗ mục ở 2 cành sưa, cộng với phần gãy đổ được 1,9 tấn".
Sau khi làm đầy đủ thủ tục, người dân thôn Phụ Chính xin ý kiến UBND xã và thông báo rộng rãi trong thời gian 1 tháng để bán đấu giá. Nhiều người buôn gỗ đã tham gia đấu giá và ông có một người ở Đồng Kỵ (Bắc Ninh) trúng đấu giá 2,506 m3 với số tiền hơn 20,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi xe của người buôn gỗ đi qua địa bàn xã Đồng Phú thì bị Công an huyện Chương Mỹ bắt và thu giữ toàn bộ số gỗ. Số tiền hơn 20,5 tỷ đồng mà lái buôn trả vào tài khoản ngân hàng được chia thành 11 sổ tiết kiệm cũng bị cơ quan chức năng phong tỏa cho đến hiện nay.Chính vì giá trị quá lớn của hai gốc sưa nên các nhóm “sưa tặc” ngày ngày phục kích, chờ dân làng sơ hở để ra tay chặt trộm. Năm 2012, trong một cơn bão, lợi dụng nửa đêm, mưa to gió lớn, "sưa tặc" đã cắt cửa khóa cổng vào chùa và chặt 2 nhánh ở cây sưa lớn, do bị động chúng chỉ lấy mất 1 ngọn, hiện một ngọn đang bảo quản ở nhà văn hóa thôn.Bắt đầu từ năm 2013, dân làng họp lại và thành lập tổ bảo vệ ngày đêm chống trộm. Tuy nhiên do không an tâm, người dân đã dùng những thanh sắt lớn hàn chụp quanh gốc cây và dây thép gai quấn xung quanh. "Suốt 4 năm qua, cả làng đã thay phiên nhau trông giữ ngày đêm, bất kể nắng hay mưa. Hiện gốc sưa còn lại này cao gần 6m, cách đây 2 năm được định giá 40 tỷ", ông Ngợi cho biếtCây sưa bên cạnh to gần bằng cây bị kẻ trộm cắt ngọn vẫn xanh tốt, bên ngoài quấn hàng rào dây thép gai. Năm 2010 cây sưa này được định giá là 50 tỷ. Giữa thân cây có một lỗ lớn bị mục từ bên trong raPhía bên ngoài đối diện cổng chùa vẫn còn một cây sưa nhỏ hơn, đường kính thân cây khoảng hơn 20cm Vòng tay của ông Ngợi không ôm xuể thân cây. Thân cây được bảo vệ bằng những thanh sắt lớn hàn lại với nhau, nó được định giá khoảng 400 triệu đồng
Trong khuôn viên chùa làng thôn Phụ Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có hai cây sưa đỏ được dân làng ví như hai khối vàng ròng vì chúng có giá trị rất lớn. Những cánh cửa luôn luôn khóa cẩn thận và có người canh giữ ngày đêm
Những người dân ở đây cho biết, chỉ có những người cao tuổi trong làng hay bảo vệ, công an xã có nhiệm vụ bảo vệ chùa mới có chìa khóa mở cửa vào bên trong
Hai cây sưa bên trong khuôn viên chùa làng có độ tuổi hơn trăm năm, cao hàng chục mét, đường kính hơn 1m và phải 2-3 người ôm mới xuể. Có một cây chỉ còn phần gốc, đang có biểu hiện chết khô do
Đứng bên gốc sưa có giá trị 100 tỉ, ông Nguyễn Xuân Ngợi (74 tuổi, chi hội trưởng Hội người cao tuổi thôn Phụ Chính) cho biết: "Để chống trộm, chúng tôi phải dùng thép lớn, hàn xung quanh hình khum chuồng gà và quấn thêm dây thép gai".
"Vào khoảng năm 2010, khi giá gỗ sưa tăng chóng mặt, thậm chí gỗ sưa còn được ví ngang vàng ròng thì một số chủ buôn đã định giá 2 gốc này ít nhất là 150 tỷ đồng. Trong đó, cây sưa lớn có giá khoảng 100 tỷ và cây nhỏ giá khoảng 50 tỷ", ông Ngợi nói
Chi hội trưởng thôn Chính Phụ cho biết thêm: “Cũng năm đó (năm 2010) khi một số cành sưa ở gốc lớn bị gãy đổ vì mưa bão, các cụ trong thôn họp bàn với người dân khai thác thêm phần cành sưa già cỗi bán đấu giá lấy tiền sửa đình, chùa và các công trình khác. Dân làng cúng làm lễ xin khai thác những phần gỗ mục ở 2 cành sưa, cộng với phần gãy đổ được 1,9 tấn".
Sau khi làm đầy đủ thủ tục, người dân thôn Phụ Chính xin ý kiến UBND xã và thông báo rộng rãi trong thời gian 1 tháng để bán đấu giá. Nhiều người buôn gỗ đã tham gia đấu giá và ông có một người ở Đồng Kỵ (Bắc Ninh) trúng đấu giá 2,506 m3 với số tiền hơn 20,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi xe của người buôn gỗ đi qua địa bàn xã Đồng Phú thì bị Công an huyện Chương Mỹ bắt và thu giữ toàn bộ số gỗ. Số tiền hơn 20,5 tỷ đồng mà lái buôn trả vào tài khoản ngân hàng được chia thành 11 sổ tiết kiệm cũng bị cơ quan chức năng phong tỏa cho đến hiện nay.
Chính vì giá trị quá lớn của hai gốc sưa nên các nhóm “sưa tặc” ngày ngày phục kích, chờ dân làng sơ hở để ra tay chặt trộm. Năm 2012, trong một cơn bão, lợi dụng nửa đêm, mưa to gió lớn, "sưa tặc" đã cắt cửa khóa cổng vào chùa và chặt 2 nhánh ở cây sưa lớn, do bị động chúng chỉ lấy mất 1 ngọn, hiện một ngọn đang bảo quản ở nhà văn hóa thôn.
Bắt đầu từ năm 2013, dân làng họp lại và thành lập tổ bảo vệ ngày đêm chống trộm. Tuy nhiên do không an tâm, người dân đã dùng những thanh sắt lớn hàn chụp quanh gốc cây và dây thép gai quấn xung quanh. "Suốt 4 năm qua, cả làng đã thay phiên nhau trông giữ ngày đêm, bất kể nắng hay mưa. Hiện gốc sưa còn lại này cao gần 6m, cách đây 2 năm được định giá 40 tỷ", ông Ngợi cho biết
Cây sưa bên cạnh to gần bằng cây bị kẻ trộm cắt ngọn vẫn xanh tốt, bên ngoài quấn hàng rào dây thép gai. Năm 2010 cây sưa này được định giá là 50 tỷ. Giữa thân cây có một lỗ lớn bị mục từ bên trong ra
Phía bên ngoài đối diện cổng chùa vẫn còn một cây sưa nhỏ hơn, đường kính thân cây khoảng hơn 20cm
Vòng tay của ông Ngợi không ôm xuể thân cây. Thân cây được bảo vệ bằng những thanh sắt lớn hàn lại với nhau, nó được định giá khoảng 400 triệu đồng