Phương pháp tiết kiệm Kakeibo
Sổ cái tài chính Kakeibo là một phương pháp quản lý chi tiêu Hani Motoko – nữ nhà báo đầu tiên của Nhật Bản sáng tạo ra vào năm 1904. Cho đến nay, phương pháp này vẫn được rất nhiều người áp dụng.
Để quản lý tiền theo Kakeibo, bạn cần làm 4 bước.
Bước 1: Lập sổ ghi chép và viết ra thu nhập hàng tháng
Thay vì sử dụng các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại... bạn hãy lấy giấy bút ra để ghi chép thu nhập và chi tiêu của mình. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ghi chép giúp chúng ta nhớ được nhiều dữ kiện hơn thay vì chỉ gõ bàn phím.
Hãy viết ra giấy các nguồn thu và số tiền kiếm được trong một tháng. Tạo các cột cho mỗi tuần trong tháng.
Vào đầu tháng, hãy viết số tiền bạn chắc chắn nhận được và những khoản kiếm thêm như công việc ngoài giờ, bán hàng, tiền được trả nợ.
Việc đầu tiên là viết ra các khoản thu nhập trong tháng, bao gồm cả lương cố định và các khoản tiền thu được từ công việc khác.
Bước 2: Viết ra các khoản chi tiêu các khoản cố định
Hãy viết ra tất cả các khoản tiền cố định mà bạn cần chi hàng tháng như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, internet, điện thoại...
Hãy xác định cả khoản tiền mà bạn muốn tiết kiệm trong tháng là bao nhiêu và cố gắng để không tiêu đến khoản tiền này.
Bước 4: Kế hoạch cho các chi phí còn lại
Số tiền sau khi trừ đi các khoản chi tiêu cố định và tiền tiết kiệm là phần bạn có thể dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
Khoản này được chia thành 4 loại:
- Chi phí sinh hoạt: Thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng.
- Chi phí cho văn hóa, giáo dục: Các khóa học, sách, tạp chí...
- Chi phí cho giải trí: Xem phim, đi chơi, uống cafe, các bữa ăn hàng...
- Chi phí phát sinh: Những khoản tiền không phù hợp với 3 danh mục ở trên như hiếu hỉ, sữa chữa đồ dùng trong nhà...
Bước 5: Tổng kết
Vào cuối tháng hãy tổng kết lại số tiền đã chi tiêu, tiết kiệm trong tháng. Hãy so sánh số tiền ban đầu bạn định chi tiêu và những gì bạn đã thực sự chi.
Đây chính là kinh nghiệm để bạn lập kế hoạch tài chính tốt hơn cho những tháng sau. Bạn sẽ biết mình cần cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết nào và hạn chế tiêu tiền vào những việc không thật sự cần thiết.
Một số cách giúp tiết kiệm tiền mua sắm
Trì hoãn việc mua sắm
Khi bạn cảm thấy thích thú với một món đồ nào đó, đừng mua chúng ngay chỉ vì thấy đẹp, đang được giảm giá... Hãy dành thời gian cân nhắc xem chúng có thực sự cần thiết hay không. Sau một đêm suy nghĩ có thể bạn sẽ thấy bạn không cần món đồ đó như lúc trước.
So sánh giá cả giữa các chỗ bán
Thời buổi hiện đại giúp bạn có thể mua sắm dễ dàng hơn mà không cần thiết phải đi ra khỏi nhà. Khi định mua những món đồ online, bạn hãy so sánh giá của chúng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử khác nhau và chọn ra nơi có ưu đãi nhiều nhất, giá cả hợp lý nhất để mua.
Trước khi mua, hãy áp dụng phương pháp trì hoãn mua sắm đã nói ở trên để tránh lãng phí.