Các tỷ phú Việt làm mưa làm gió trên thị trường mua bán, sáp nhập

Google News

Vingroup, Masan, Hòa Phát nằm trong nhóm 5 doanh nghiệp dẫn dắt thị trường mua bán, sáp nhập trong nước với hàng loạt thương vụ đình đám trong 2 năm qua.

Bất chấp đại dịch, M&A tại Việt Nam vẫn sôi động
Tại diễn đàn thường niên về hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) tổ chức ngày 9/12, đại diện KMPG, một trong 4 doanh nghiệp kiểm toán lớn nhất trên thị trường, cho biết trong 10 tháng đầu năm nay, thị trường M&A tại Việt Nam thu hút 8,8 tỷ USD.
dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế Việt Nam, nhiều trung tâm kinh tế lớn phải giãn cách xã hội thời gian dài, giá trị giao dịch M&A 10 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng đến 18% so với cả năm 2020.
Ngoài ra, giá trị bình quân của mỗi thương vụ tăng từ 31 triệu USD lên 43 triệu USD. Đặc biệt, có đến 22 thương vụ trị giá từ 100 triệu USD trở lên. KMPG đánh giá đây là những con số thể hiện sự thu hút ngày càng lớn của thị trường M&A Việt Nam với nhà đầu tư.
Trong đó, ngành hàng tiêu dùng, tài chính, và bất động sản vẫn là những lĩnh vực sôi động nhất về M&A tại Việt Nam. Một số thương vụ lớn có thể kể đến như Sumitomo Mitsui đầu tư 1,3 tỷ USD vào công ty tài chính FE Credit, SK rót 410 triệu USD cho VinCommerce, Baring và Alibaba đổ 400 triệu USD vào công ty The CrownX của Masan.
Cac ty phu Viet lam mua lam gio tren thi truong mua ban, sap nhap
Ông Warrick Claine đại diện KPMG chia sẻ các con số về thị trường M&A tại Việt Nam (Ảnh: Lê Toàn).
Đặc biệt, theo thống kê của KPMG, các nhà đầu tư trong nước bắt đầu trỗi dậy trên thị trường M&A. Trước đây, hoạt động M&A tại Việt Nam được dẫn dắt chủ yếu bởi các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là từ Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan nhưng sự chuyển dịch với vai trò tích cực hơn của nhà đầu tư trong nước ngày càng thể hiện rõ nét.
Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia, đánh giá đại dịch đã ảnh hưởng đến các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong ngắn hạn. Nhà đầu tư ngoại do khó khăn trong việc đi lại để thẩm định doanh nghiệp tại Việt Nam nên thận trọng hơn khi ra quyết định. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt vẫn cần được rót vốn và đầu tư để phát triển, vượt qua khó khăn của đại dịch.
Trong 10 tháng đầu năm, các nhà đầu tư trong nước thực hiện 133 thương vụ M&A, vượt xa con số của nhà đầu tư Nhật Bản (30 giao dịch) và Hàn Quốc (19 giao dịch). Tổng giá trị đầu tư trên thị trường M&A của nhà đầu tư trong nước từ đầu năm đến nay ước đạt 1,6 tỷ USD, chỉ kém Nhật Bản (1,7 tỷ USD). Tuy nhiên, nếu loại trừ thương vụ Sumitomo rót vốn khủng vào FE Credit, các công ty Việt Nam vượt xa nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc về giá trị đầu tư.
Những đại gia dẫn dắt thị trường M&A
Trong bối cảnh lĩnh vực M&A tại Việt Nam đang sôi động khi ban lãnh đạo các doanh nghiệp lớn trong nước đẩy mạnh nỗ lực mở rộng hoạt động kinh doanh với M&A là một trong những chiến lược chính, những tên tuổi chính khuấy đảo thị trường theo thống kê của KPMG bao gồm Vingroup, Masan, Hòa Phát, Vinamilk và Novaland. Đây là 5 doanh nghiệp có hoạt động M&A thuộc hàng lớn nhất trên thị trường, cả về giá trị lẫn số lượng giao dịch trong 2 năm qua.
Cac ty phu Viet lam mua lam gio tren thi truong mua ban, sap nhap-Hinh-2
5 doanh nghiệp lớn chiếm hơn nửa quy mô thị trường M&A trong nước (Ảnh: KPMG).
Cụ thể, các tập đoàn này ghi nhận nhiều thương vụ M&A bom tấn trong vai trò bên mua và cả bên bán. Năm 2019, giá trị giao dịch M&A của các công ty trên chỉ đạt 248 triệu USD nhưng tăng vọt lên 1,2 tỷ USD vào năm ngoái. Bất chấp đợt bùng phát dịch lần 4, nhóm này vẫn hoàn tất 11 thương vụ với tổng giá trị lên đến 1,1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm nay, chiếm đến 70% tổng giá trị giao dịch M&A trong nước.
Theo KPMG, một số thương vụ đột phá của 5 đại gia nói trên gồm việc Vingroup chuyển nhượng VinCommerce cho Masan, Vinhomes mua lại 98% cổ phần Công ty TNHH Đô Thị Đại Học Quốc Tế Berjaya Việt Nam với giá 514 triệu USD hay Vinamilk mua lại GTNFoods, qua đó gián tiếp sở hữu thương hiệu Sữa Mộc Châu.
"Sự chuyển biến tích cực với hoạt động M&A trong nước sẽ vẫn còn được duy trì đối với những doanh nghiệp này vì họ không chỉ có đủ lượng tiền mặt để tìm kiếm các mục tiêu chất lượng, mà còn có khẩu vị mang tính chiến lược trong việc tiếp tục tìm kiếm các cơ hội mở rộng thị trường, tăng tỷ suất lợi nhuận", ông Cleine nhận định.
Theo Việt Đức/Dân Trí

>> xem thêm

Bình luận(0)