Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam là chương trình do Hà Nội tổ chức hàng năm để quảng bá và phát triển thị trường hàng đặc sản từ khắp các vùng miền của cả nước. Các sản phẩm trưng bày, giới thiệu được chọn lọc khắt khe, có chỉ dẫn địa lý, được chứng nhận thương hiệu, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.Với 250 gian hàng của gần 200 doanh nghiệp đến từ hơn 50 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự, ngay trong buổi đầu hội chợ khai mạc, rất nhiều khách đã đến tham quan, mua sắm.Các sản phẩm trưng bày giới thiệu tại hội chợ khá phong phú bao gồm nhiều thương hiệu nổi tiếng như nước mắm Cát Hải, Phú Quốc, bánh chưng Tranh Khúc, kẹo lạc Sìu Châu Nam Định, mãng cầu Tiền Giang, cam lòng vàng Hòa Bình, rượu ngô Cao Bằng, cá kho Vũ Đại...Hội chợ còn có các chương trình giao thương kết nối giữa các doanh nghiệp, tổ chức tham dự hội chợ và đại diện các kênh phân phối lớn tại Hà Nội như trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, chợ đầu mối…Các gian hàng đồ khô, thực phẩm chín được nhiều chị em quan tâm nhất. Chủ gian hàng giò chả Ước Lễ (Hà Nội) cho biết chị liên tục gọi điện về cơ sở để mang sản phẩm ra vì lượng khách rất đông.Thịt lợn mán sạch từ Hà Giang có giá 200.000 đồng/kg.Những củ tỏi, hành đến từ Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng có mặt tại hội chợ đặc sản vùng miền lần này.Bánh chưng Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) mang không khí Tết đến sớm. Mỗi chiếc bánh được bán với giá từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng, tùy kích cỡ.Cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) được một doanh nghiệp giới thiệu. Vào mỗi dịp Tết, loại đặc sản này có mặt khắp nơi trên cả nước. Dịp này, mỗi gia đình ở Vũ Đại có thể sản xuất hàng trăm nồi cá với giá từ 400.000 đồng đến trên 1 triệu đồng một nồi.Cam lòng vàng Cao Phong, đặc sản nổi tiếng ở Hòa Bình, có giá 50.000 đồng/kg. Mỗi năm, địa phương này đều có lễ hội cam thu hút hàng nghìn du khách thập phương tham dự.Nho Ninh Thuận được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại các gian hàng thuộc nhiều tỉnh khu vực Nam Trung Bộ.
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam là chương trình do Hà Nội tổ chức hàng năm để quảng bá và phát triển thị trường hàng đặc sản từ khắp các vùng miền của cả nước. Các sản phẩm trưng bày, giới thiệu được chọn lọc khắt khe, có chỉ dẫn địa lý, được chứng nhận thương hiệu, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với 250 gian hàng của gần 200 doanh nghiệp đến từ hơn 50 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự, ngay trong buổi đầu hội chợ khai mạc, rất nhiều khách đã đến tham quan, mua sắm.
Các sản phẩm trưng bày giới thiệu tại hội chợ khá phong phú bao gồm nhiều thương hiệu nổi tiếng như nước mắm Cát Hải, Phú Quốc, bánh chưng Tranh Khúc, kẹo lạc Sìu Châu Nam Định, mãng cầu Tiền Giang, cam lòng vàng Hòa Bình, rượu ngô Cao Bằng, cá kho Vũ Đại...
Hội chợ còn có các chương trình giao thương kết nối giữa các doanh nghiệp, tổ chức tham dự hội chợ và đại diện các kênh phân phối lớn tại Hà Nội như trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, chợ đầu mối…
Các gian hàng đồ khô, thực phẩm chín được nhiều chị em quan tâm nhất. Chủ gian hàng giò chả Ước Lễ (Hà Nội) cho biết chị liên tục gọi điện về cơ sở để mang sản phẩm ra vì lượng khách rất đông.
Thịt lợn mán sạch từ Hà Giang có giá 200.000 đồng/kg.
Những củ tỏi, hành đến từ Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng có mặt tại hội chợ đặc sản vùng miền lần này.
Bánh chưng Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) mang không khí Tết đến sớm. Mỗi chiếc bánh được bán với giá từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng, tùy kích cỡ.
Cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) được một doanh nghiệp giới thiệu. Vào mỗi dịp Tết, loại đặc sản này có mặt khắp nơi trên cả nước. Dịp này, mỗi gia đình ở Vũ Đại có thể sản xuất hàng trăm nồi cá với giá từ 400.000 đồng đến trên 1 triệu đồng một nồi.
Cam lòng vàng Cao Phong, đặc sản nổi tiếng ở Hòa Bình, có giá 50.000 đồng/kg. Mỗi năm, địa phương này đều có lễ hội cam thu hút hàng nghìn du khách thập phương tham dự.
Nho Ninh Thuận được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại các gian hàng thuộc nhiều tỉnh khu vực Nam Trung Bộ.