Bến xe Miền Đông mới được đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một khoảng 740 tỷ đồng, đã được đưa vào hoạt động từ tháng 10/2020. Đây là bến xe được đầu tư quy mô, hiện đại nhất nước trên diện tích 16 ha thuộc TP Thủ Đức và một phần TP Dĩ An, Bình Dương.Chiều 22/6, hầm gửi xe rộng hàng nghìn m2 của bến xe mới chỉ có hơn chục xe máy của nhân viên làm việc tại đây.Tại tầng trệt, khu sảnh chờ của bến xe hầu như không có khách, thỉnh thoảng có vài người như bảo vệ, lao công, người hỗ trợ thông tin qua lại.Một gian hàng bán đồ ăn, nước uống trong nhà chờ đã ngưng hoạt động lâu nay.Khu vực bán vé với 16 quầy nhưng không có khách mua, nhân viên cũng ít túc trực ở quầy vé.Theo thống kê từ ngày 1 đến 12/6, mỗi ngày tại Bến xe Miền Đông cũ có 12.886 hành khách và 781 lượt xe xuất bến; trong khi đó, tại Bến xe Miền Đông mới, mỗi ngày chỉ có 65 hành khách và 9 lượt xe xuất bến.Hàng loạt xe tại bãi đậu nhưng không có khách.Hiện tại, các công trình phụ trợ, kết nối như cầu vượt, hầm chui và metro vẫn chưa hoàn thành. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bến xe này vắng khách.Hạ tầng giao thông vẫn chưa hoàn thiện, người dân muốn đi từ cổng trước bến xe này về phía trung tâm TP.HCM buộc phải chạy tới dạ cầu Đồng Nai cách đó hơn 2 km để quay đầu hoặc phải vòng ra phía sau bến rồi đi đường Hoàng Hữu Nam dài hơn 1 km.Trong ảnh là dự án hầm chui Bến xe Miền Đông mới trên xa lộ Hà Nội đã cơ bản hoàn thành, nhưng các phương tiện vẫn chưa được phép lưu thông qua đây.Theo đại diện Bến xe Miền Đông mới, đến nay hai bến xe cũ và mới vẫn trong quá trình di dời thuộc giai đoạn 1. Sau khi các tuyến ở giai đoạn 1 ổn định, sẽ tiếp tục di dời các tuyến khác trong giai đoạn 2. Hiện tại, Bến xe Miền Đông mới có 20 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với 18 tuyến đường. Trung bình 9-10 lượt xe xuất bến hàng ngày, mỗi lượt xe cũng cũng chỉ có vài lượt hành khách.Vị trí bến xe Miền Đông mới. Ảnh: Google Maps.
Bến xe Miền Đông mới được đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một khoảng 740 tỷ đồng, đã được đưa vào hoạt động từ tháng 10/2020. Đây là bến xe được đầu tư quy mô, hiện đại nhất nước trên diện tích 16 ha thuộc TP Thủ Đức và một phần TP Dĩ An, Bình Dương.
Chiều 22/6, hầm gửi xe rộng hàng nghìn m2 của bến xe mới chỉ có hơn chục xe máy của nhân viên làm việc tại đây.
Tại tầng trệt, khu sảnh chờ của bến xe hầu như không có khách, thỉnh thoảng có vài người như bảo vệ, lao công, người hỗ trợ thông tin qua lại.
Một gian hàng bán đồ ăn, nước uống trong nhà chờ đã ngưng hoạt động lâu nay.
Khu vực bán vé với 16 quầy nhưng không có khách mua, nhân viên cũng ít túc trực ở quầy vé.
Theo thống kê từ ngày 1 đến 12/6, mỗi ngày tại Bến xe Miền Đông cũ có 12.886 hành khách và 781 lượt xe xuất bến; trong khi đó, tại Bến xe Miền Đông mới, mỗi ngày chỉ có 65 hành khách và 9 lượt xe xuất bến.
Hàng loạt xe tại bãi đậu nhưng không có khách.
Hiện tại, các công trình phụ trợ, kết nối như cầu vượt, hầm chui và metro vẫn chưa hoàn thành. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bến xe này vắng khách.
Hạ tầng giao thông vẫn chưa hoàn thiện, người dân muốn đi từ cổng trước bến xe này về phía trung tâm TP.HCM buộc phải chạy tới dạ cầu Đồng Nai cách đó hơn 2 km để quay đầu hoặc phải vòng ra phía sau bến rồi đi đường Hoàng Hữu Nam dài hơn 1 km.
Trong ảnh là dự án hầm chui Bến xe Miền Đông mới trên xa lộ Hà Nội đã cơ bản hoàn thành, nhưng các phương tiện vẫn chưa được phép lưu thông qua đây.
Theo đại diện Bến xe Miền Đông mới, đến nay hai bến xe cũ và mới vẫn trong quá trình di dời thuộc giai đoạn 1. Sau khi các tuyến ở giai đoạn 1 ổn định, sẽ tiếp tục di dời các tuyến khác trong giai đoạn 2. Hiện tại, Bến xe Miền Đông mới có 20 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với 18 tuyến đường. Trung bình 9-10 lượt xe xuất bến hàng ngày, mỗi lượt xe cũng cũng chỉ có vài lượt hành khách.
Vị trí bến xe Miền Đông mới. Ảnh: Google Maps.