Nằm chênh vênh trên những dẻo núi cao thuộc cực Bắc của Tổ quốc, người dân tộc H’Mông ở xã Y Tý (Bát Xát - Lào Cai) ngoài công việc trồng lúa, ngô và một số loại hoa màu khác, vài năm trở lại đây, sâm khoai hay shin cô đang là một trong những giống cây đem lại nguồn thu nhập chính cho họ. Shin cô là tên gọi cho một loài sâm được ví dành cho con nhà nghèo. Củ sâm sau khi được người dân tộc nơi đây thu hoạch, phần mầm được cắt lại để gây giống cho vụ sau.Sau khi ươm nảy mầm thì đem ra trồng.Đất được vun thành từng luống tương tự như trồng khoai lang để trồng mầm shin cô.Shin cô được cho là xuất xứ từ Tây Tạng của Trung Quốc, được một người dân sang đây làm việc và mang giống về trồng.Sâm khoai nhanh chóng thích nghi và được phát triển rộng rãi, là một trong những nguồn thu không nhỏ cho các hộ gia đình nơi đây.Cây sâm khoai sinh trưởng khá dễ dàng, chúng có thể mọc ở bất cứ trong khu vực nào trong núi sâu hay khu vườn của gia đình của người dân trên các đỉnh núi quanh năm mây mù che phủ này.Ông Kháng Chua Xa, một trong những người dân trồng loài sâm dành cho nhà nghèo này chia sẻ, ông trồng shin cô đã ba năm, mỗi năm cho thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng. “Dễ trồng thôi, chẳng mất công chăm sóc nhiều, lại năng suất” - ông Xa nói.Mỗi năm, sâm khoai cho thu hoạch một lần vào quãng cuối tháng 10, đầu tháng 11.Người dân đang thu hoạch sâm khoaiDễ trồng, ít công chăm sóc nhưng năng suất và hiệu quả cao.Một gốc sâm khoai có thể cho năng suất vài kilogam đến cả yến củ.Sau khi lấy củ, những mầm củ đỏ phía trên gần gốc sẽ được người dân giữ lại về ươm mầm để trồng cho vụ sau.Vài năm trở lại đây, thương lái biết được công dụng của loài sâm này đã thu mua và phân phối đến khá nhiều tỉnh thành.Giá hiện tại được thương lái thu mua tại vườn từ 15.000đ - 20.000đ/kg. Hiện ở Hà Nội, giá bán dao động từ 35.000đ - 50.000đ/kgShin Cô, Sâm khoai, Địa tàng thiên, Tuyết liên quả là tên gọi của loài sâm này. Chúng có tác dụng giải khát, thanh lọc cơ thể và nhuận tràng.Sâm khoai vừa được thu hoạch.
Nằm chênh vênh trên những dẻo núi cao thuộc cực Bắc của Tổ quốc, người dân tộc H’Mông ở xã Y Tý (Bát Xát - Lào Cai) ngoài công việc trồng lúa, ngô và một số loại hoa màu khác, vài năm trở lại đây, sâm khoai hay shin cô đang là một trong những giống cây đem lại nguồn thu nhập chính cho họ. Shin cô là tên gọi cho một loài sâm được ví dành cho con nhà nghèo. Củ sâm sau khi được người dân tộc nơi đây thu hoạch, phần mầm được cắt lại để gây giống cho vụ sau.
Sau khi ươm nảy mầm thì đem ra trồng.
Đất được vun thành từng luống tương tự như trồng khoai lang để trồng mầm shin cô.
Shin cô được cho là xuất xứ từ Tây Tạng của Trung Quốc, được một người dân sang đây làm việc và mang giống về trồng.
Sâm khoai nhanh chóng thích nghi và được phát triển rộng rãi, là một trong những nguồn thu không nhỏ cho các hộ gia đình nơi đây.
Cây sâm khoai sinh trưởng khá dễ dàng, chúng có thể mọc ở bất cứ trong khu vực nào trong núi sâu hay khu vườn của gia đình của người dân trên các đỉnh núi quanh năm mây mù che phủ này.
Ông Kháng Chua Xa, một trong những người dân trồng loài sâm dành cho nhà nghèo này chia sẻ, ông trồng shin cô đã ba năm, mỗi năm cho thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng. “Dễ trồng thôi, chẳng mất công chăm sóc nhiều, lại năng suất” - ông Xa nói.
Mỗi năm, sâm khoai cho thu hoạch một lần vào quãng cuối tháng 10, đầu tháng 11.
Người dân đang thu hoạch sâm khoai
Dễ trồng, ít công chăm sóc nhưng năng suất và hiệu quả cao.
Một gốc sâm khoai có thể cho năng suất vài kilogam đến cả yến củ.
Sau khi lấy củ, những mầm củ đỏ phía trên gần gốc sẽ được người dân giữ lại về ươm mầm để trồng cho vụ sau.
Vài năm trở lại đây, thương lái biết được công dụng của loài sâm này đã thu mua và phân phối đến khá nhiều tỉnh thành.
Giá hiện tại được thương lái thu mua tại vườn từ 15.000đ - 20.000đ/kg. Hiện ở Hà Nội, giá bán dao động từ 35.000đ - 50.000đ/kg
Shin Cô, Sâm khoai, Địa tàng thiên, Tuyết liên quả là tên gọi của loài sâm này. Chúng có tác dụng giải khát, thanh lọc cơ thể và nhuận tràng.
Sâm khoai vừa được thu hoạch.