Trên phố Nguyễn Gia Thiều (Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày gần đây xuất hiện một sạp rau nhỏ ở góc đường.Rau, củ, quả tươi ngon được chia sẵn thành từng túi nhỏ.Đây là sạp rau của chị Nguyễn Thị Ngoan (49 tuổi) và Nguyễn Thị Lượng (46 tuổi) đều trú tại thôn Tô Khê (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm).Hiện nay cả 2 chị đều là công nhân Cty TNHH MTV Môi trường và Đô thị Hà Nội.Do được đi lại, làm việc trong mùa dịch nên hàng ngày 2 chị đã gom rau, củ, quả từ nhà chở sang địa bàn làm việc phát cho mọi người.Chị Ngoan cho biết: “Chúng tôi ở bên Gia Lâm nên có thể mua rau tại vườn giá rẻ lại ngon. Do biết bên nội thành Hà Nội rất khó mua rau nên tiện đường chúng tôi chở sang phố”.Chị Ngoan cho biết thêm tiền mua rau chủ yếu do các nhà hảo tâm đóng góp.Được biết, hàng ngày 2 chị phải dậy từ 3h sáng để đi thu gom, mua rau sau đó chở sang nơi làm việc. Sau khi kết thúc công việc, đến khoảng 7h sáng thì sẽ bắt đầu mở “sạp rau 0 đồng”.Theo ghi nhận của PV báo Tri thức và Cuộc sống, sạp rau của 2 chị được rất nhiều người quan tâm và vui vẻ đến nhận.Do có sự hướng dẫn và lập rào chắn nên người dân đến nhận rau đều đảm bảo đủ giãn cách cũng như thực hiện quy định đeo khẩu trang nơi công cộng.Bác Bùi Nga - nhà ở Trần Quốc Toản chia sẻ, túi rau không chỉ có giá trị tinh thần mà còn rất có giá trị vật chất bởi thời điểm này có tiền chưa chắc mua được túi rau tươi ngon và sạch như thế này.Được biết, do đặc thù công việc nên khi chuẩn bị phát rau, 2 chị đã phải chia việc, người nào ngồi chia rau thì người kia sẽ phải làm thay công việc người còn lại.>>> Mời quý độc giả theo dõi video: Chợ 0 đồng khắp phố Hà Nội
Trên phố Nguyễn Gia Thiều (Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày gần đây xuất hiện một sạp rau nhỏ ở góc đường.
Rau, củ, quả tươi ngon được chia sẵn thành từng túi nhỏ.
Đây là sạp rau của chị Nguyễn Thị Ngoan (49 tuổi) và Nguyễn Thị Lượng (46 tuổi) đều trú tại thôn Tô Khê (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm).
Hiện nay cả 2 chị đều là công nhân Cty TNHH MTV Môi trường và Đô thị Hà Nội.
Do được đi lại, làm việc trong mùa dịch nên hàng ngày 2 chị đã gom rau, củ, quả từ nhà chở sang địa bàn làm việc phát cho mọi người.
Chị Ngoan cho biết: “Chúng tôi ở bên Gia Lâm nên có thể mua rau tại vườn giá rẻ lại ngon. Do biết bên nội thành Hà Nội rất khó mua rau nên tiện đường chúng tôi chở sang phố”.
Chị Ngoan cho biết thêm tiền mua rau chủ yếu do các nhà hảo tâm đóng góp.
Được biết, hàng ngày 2 chị phải dậy từ 3h sáng để đi thu gom, mua rau sau đó chở sang nơi làm việc. Sau khi kết thúc công việc, đến khoảng 7h sáng thì sẽ bắt đầu mở “sạp rau 0 đồng”.
Theo ghi nhận của PV báo Tri thức và Cuộc sống, sạp rau của 2 chị được rất nhiều người quan tâm và vui vẻ đến nhận.
Do có sự hướng dẫn và lập rào chắn nên người dân đến nhận rau đều đảm bảo đủ giãn cách cũng như thực hiện quy định đeo khẩu trang nơi công cộng.
Bác Bùi Nga - nhà ở Trần Quốc Toản chia sẻ, túi rau không chỉ có giá trị tinh thần mà còn rất có giá trị vật chất bởi thời điểm này có tiền chưa chắc mua được túi rau tươi ngon và sạch như thế này.
Được biết, do đặc thù công việc nên khi chuẩn bị phát rau, 2 chị đã phải chia việc, người nào ngồi chia rau thì người kia sẽ phải làm thay công việc người còn lại.
>>> Mời quý độc giả theo dõi video: Chợ 0 đồng khắp phố Hà Nội