Cách đây vài ngày , H&M lên tiếng xin lỗi vì đã sử dụng hình ảnh một mẫu nhí da đen mặc áo hoodie in chữ "chú khỉ ngầu nhất trong rừng" (The coolest monkey in the jungle) - điều được cho là mang tính phân biệt chủng tộc. Hãng thời trang Thụy Điển sau đó phải gỡ hình ảnh khỏi website bán hàng và cam kết xem xét lại nội bộ để tránh sự việc tương tự xảy ra. Tuy nhiên, điều này không làm hài lòng cộng đồng mạng phẫn nộ và không hiểu vì sao hãng lại làm như vậy từ đầu.Tháng 12/2017, không ít người tỏ ra bất bình khi phát hiện hãng American Eagle bán vòng tay kim loại dành cho nam có thiết kế giống như cùm của nô lệ da đen trước đây. American Eagle ngay sau đó đã lên tiếng xin lỗi trên Twitter và gỡ bỏ hình ảnh sản phẩm này cũng như loại khỏi các cửa hàng của mình.Hãng thời trang Forever 21 đã phải gỡ chiếc áo màu xám có thiết kế giống trang phục huấn luyện quân sự in chữ "army" (quân đội) trước ngực bị cho là phản cảm khỏi website bán hàng sau khi nhận được phàn nàn từ cộng đồng quân đội.Năm 2013, mẫu áo có hình ảnh máu me in dòng chữ "Boston Massacre" của Nike bị chỉ trích vì làm gợi nhớ tới vụ nổ bom Marathon Boston tại Boston làm 3 người thiệt mạng và 282 người bị thương. Dù sản phẩm này đã được thu hồi, một người dùng eBay đã mang bán đấu giá mẫu áo này và thu về hơn 155.000 USD.Mẫu áo này của Urban Outfitters với dòng chữ "eat less" bị cho là phản cảm vì bị cho là khuyến khích mọi người ăn ít đi để mặc được chiếc áo cổ chữ V xẻ sâu như thế này.Năm 2014, Urban Outfitters khiến nhiều người phẫn nộ khi tung ra mẫu áo máu me "Vintage Kent State Sweatshirt" gợi nhớ sự kiện 4 sinh viên đại học bang Kentucky bị bắn chết bởi các thành viên đội bảo vệ quốc gia Ohio năm 1970. Hãng này sau đó phải công khai xin lỗi và gỡ sản phẩm khỏi các kênh bán hàng. Tuy nhiên, theo thông cáo của Urban Outfitters , trên mẫu áo này không hề có máu và các lỗ thủng.Chiếc áo len màu xanh in hình biểu tượng ngôi sao sáu cánh của người Do Thái cùng dòng chữ "Chai Maintenance" bị cho là mang ý nghĩa xúc phạm với phụ nữ Do Thái bởi từ Chai trong tiếng này được phát âm giống với từ "high" (cao). Theo đó cả cụm từ "Chai Maintenance" có nghĩa là cần được sửa chữa, điều chỉnh gấp, theo tờ Chicago Tribune.Năm 2014, Zara bị chỉ trích vì mẫu áo trẻ em có thiết kế giống với đồng phục nhà tù Holocaust của phát xít Đức. Hãng thời trang Tây Ban Nha đã phải gỡ sản phẩm này khỏi website chỉ sau vài giờ ra mắt.Cũng trong năm 2014, Urban Outfitters tiếp tục bị chỉ trích vì tung ra mẫu áo crop-top in chữ “depression” (có nghĩa là trầm cảm). Một khách hàng viết trên Twitter rằng: “Trầm cảm vui và trời trang đến thế sao?”. Ngay sau đó, hãng này đã gỡ sản phẩm khỏi trang bán hàng trực tuyến của mình.
Cách đây vài ngày , H&M lên tiếng xin lỗi vì đã sử dụng hình ảnh một mẫu nhí da đen mặc áo hoodie in chữ "chú khỉ ngầu nhất trong rừng" (The coolest monkey in the jungle) - điều được cho là mang tính phân biệt chủng tộc. Hãng thời trang Thụy Điển sau đó phải gỡ hình ảnh khỏi website bán hàng và cam kết xem xét lại nội bộ để tránh sự việc tương tự xảy ra. Tuy nhiên, điều này không làm hài lòng cộng đồng mạng phẫn nộ và không hiểu vì sao hãng lại làm như vậy từ đầu.
Tháng 12/2017, không ít người tỏ ra bất bình khi phát hiện hãng American Eagle bán vòng tay kim loại dành cho nam có thiết kế giống như cùm của nô lệ da đen trước đây. American Eagle ngay sau đó đã lên tiếng xin lỗi trên Twitter và gỡ bỏ hình ảnh sản phẩm này cũng như loại khỏi các cửa hàng của mình.
Hãng thời trang Forever 21 đã phải gỡ chiếc áo màu xám có thiết kế giống trang phục huấn luyện quân sự in chữ "army" (quân đội) trước ngực bị cho là phản cảm khỏi website bán hàng sau khi nhận được phàn nàn từ cộng đồng quân đội.
Năm 2013, mẫu áo có hình ảnh máu me in dòng chữ "Boston Massacre" của Nike bị chỉ trích vì làm gợi nhớ tới vụ nổ bom Marathon Boston tại Boston làm 3 người thiệt mạng và 282 người bị thương. Dù sản phẩm này đã được thu hồi, một người dùng eBay đã mang bán đấu giá mẫu áo này và thu về hơn 155.000 USD.
Mẫu áo này của Urban Outfitters với dòng chữ "eat less" bị cho là phản cảm vì bị cho là khuyến khích mọi người ăn ít đi để mặc được chiếc áo cổ chữ V xẻ sâu như thế này.
Năm 2014, Urban Outfitters khiến nhiều người phẫn nộ khi tung ra mẫu áo máu me "Vintage Kent State Sweatshirt" gợi nhớ sự kiện 4 sinh viên đại học bang Kentucky bị bắn chết bởi các thành viên đội bảo vệ quốc gia Ohio năm 1970. Hãng này sau đó phải công khai xin lỗi và gỡ sản phẩm khỏi các kênh bán hàng. Tuy nhiên, theo thông cáo của Urban Outfitters , trên mẫu áo này không hề có máu và các lỗ thủng.
Chiếc áo len màu xanh in hình biểu tượng ngôi sao sáu cánh của người Do Thái cùng dòng chữ "Chai Maintenance" bị cho là mang ý nghĩa xúc phạm với phụ nữ Do Thái bởi từ Chai trong tiếng này được phát âm giống với từ "high" (cao). Theo đó cả cụm từ "Chai Maintenance" có nghĩa là cần được sửa chữa, điều chỉnh gấp, theo tờ Chicago Tribune.
Năm 2014, Zara bị chỉ trích vì mẫu áo trẻ em có thiết kế giống với đồng phục nhà tù Holocaust của phát xít Đức. Hãng thời trang Tây Ban Nha đã phải gỡ sản phẩm này khỏi website chỉ sau vài giờ ra mắt.
Cũng trong năm 2014, Urban Outfitters tiếp tục bị chỉ trích vì tung ra mẫu áo crop-top in chữ “depression” (có nghĩa là trầm cảm). Một khách hàng viết trên Twitter rằng: “Trầm cảm vui và trời trang đến thế sao?”. Ngay sau đó, hãng này đã gỡ sản phẩm khỏi trang bán hàng trực tuyến của mình.