Cá khoai xuất hiện nhiều ở vùng biển các tỉnh từ miền Bắc đến hết miền Trung. Trước đây, cá khoai chỉ được chế biến đơn giản thành món ăn dân dã của bà con vùng biển, thậm chí dùng làm nguồn thức ăn cho vật nuôi. Ảnh: FacebookThế nhưng ngày nay, cá khoai đã trở thành đặc sản khoái khẩu được thực khách nhiều nơi ưa chuộng. Ảnh: VietnamnetCá khoai thu mua tại biển khá rẻ nhưng khi vận chuyển vào trong đất liền giá dao động từ 170.000-320.000 đồng/kg. Thậm chí, dịp cận Tết, số lượng cá khoai khan hiếm hơn đẩy giá cao tới 400.000-500.000 đồng/kg. Ảnh: FacebookCá đù (còn có tên gọi khác cá lù đù hay cá lanh) sống ở nước lợ và nước mặn, tập trung nhiều ở vùng biển các tỉnh Tây Nam Bộ. Xưa kia, loại cá này bị "làm ngơ", giá rẻ bèo. Ảnh: Dân ViệtNhưng mấy năm gần đây, người dân làng chài chế biến ra khô cá đù, cá đù 1 nắng được xem như đặc sản vùng biển. Ảnh: Dân ViệtĐặc biệt, khô cá đù còn được xuất ngoại đến tận Mỹ, Hàn, Nhật, Đài Loan. Hiện, cá đù 1 nắng có giá từ 150.000-280.000 đồng/kg tùy loại. Ảnh: InternetCá tép dầu với kích thước từ 2 - 3 đầu ngón tay, là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Sơn La. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triểnVài năm gần đây, người dân chế biến thành cá tép dầu khô bán ra thị trường với giá từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. Ảnh: FacebookCá tép dầu khô được đánh giá ngon không kém cá chỉ vàng của các vùng miền biển. Nhờ đó, nghề làm cá tép dầu khô mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người dân ở Sơn La. Ảnh: Theguoiamthuc Cá mòi sinh sống ở vùng biển và vùng nước lợ ở cửa sông. Mỗi con cá mòi chỉ dài khoảng 15 cm và nặng khoảng 30g. Ảnh: FacebookTrước kia, cá mòi nhiều vô kể trong tự nhiên. Người dân vớt được nhiều đến nỗi phải làm mắm. Ảnh: Dân ViệtNhưng hiện tại, cá mòi trong tự nhiên không còn nhiều nên được bán từ 70.000 - 120.000 đồng/kg. Ảnh: Dân ViệtCác món từ cá mòi xuất hiện trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng, trở thành đặc sản quê ở thành phố. Ảnh: FacebookVideo: Món ăn ngon từ... úp nồi. Đặc sản miền sông nước. Nguồn: THDT
Cá khoai xuất hiện nhiều ở vùng biển các tỉnh từ miền Bắc đến hết miền Trung. Trước đây, cá khoai chỉ được chế biến đơn giản thành món ăn dân dã của bà con vùng biển, thậm chí dùng làm nguồn thức ăn cho vật nuôi. Ảnh: Facebook
Thế nhưng ngày nay, cá khoai đã trở thành đặc sản khoái khẩu được thực khách nhiều nơi ưa chuộng. Ảnh: Vietnamnet
Cá khoai thu mua tại biển khá rẻ nhưng khi vận chuyển vào trong đất liền giá dao động từ 170.000-320.000 đồng/kg. Thậm chí, dịp cận Tết, số lượng cá khoai khan hiếm hơn đẩy giá cao tới 400.000-500.000 đồng/kg. Ảnh: Facebook
Cá đù (còn có tên gọi khác cá lù đù hay cá lanh) sống ở nước lợ và nước mặn, tập trung nhiều ở vùng biển các tỉnh Tây Nam Bộ. Xưa kia, loại cá này bị "làm ngơ", giá rẻ bèo. Ảnh: Dân Việt
Nhưng mấy năm gần đây, người dân làng chài chế biến ra khô cá đù, cá đù 1 nắng được xem như đặc sản vùng biển. Ảnh: Dân Việt
Đặc biệt, khô cá đù còn được xuất ngoại đến tận Mỹ, Hàn, Nhật, Đài Loan. Hiện, cá đù 1 nắng có giá từ 150.000-280.000 đồng/kg tùy loại. Ảnh: Internet
Cá tép dầu với kích thước từ 2 - 3 đầu ngón tay, là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Sơn La. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển
Vài năm gần đây, người dân chế biến thành cá tép dầu khô bán ra thị trường với giá từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. Ảnh: Facebook
Cá tép dầu khô được đánh giá ngon không kém cá chỉ vàng của các vùng miền biển. Nhờ đó, nghề làm cá tép dầu khô mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người dân ở Sơn La. Ảnh: Theguoiamthuc
Cá mòi sinh sống ở vùng biển và vùng nước lợ ở cửa sông. Mỗi con cá mòi chỉ dài khoảng 15 cm và nặng khoảng 30g. Ảnh: Facebook
Trước kia, cá mòi nhiều vô kể trong tự nhiên. Người dân vớt được nhiều đến nỗi phải làm mắm. Ảnh: Dân Việt
Nhưng hiện tại, cá mòi trong tự nhiên không còn nhiều nên được bán từ 70.000 - 120.000 đồng/kg. Ảnh: Dân Việt
Các món từ cá mòi xuất hiện trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng, trở thành đặc sản quê ở thành phố. Ảnh: Facebook