Đại gia Lê Ân (sinh năm 1938) là con thứ 5 trong một gia đình nghèo, đông con ở tỉnh Quảng Nam. Thời trẻ, ông mưu sinh đủ nghề từ may mặc, nấu xà bông đến buôn thuốc tây, kinh doanh vàng và ngoại tệ… Những năm 1980, ông thành lập Tín dụng Hòa Hưng, Ngân hàng CP Đại Nam tại TP. HCM...Năm 1980, ông đưa các con vượt biên nhưng bị bắt tại Bến Tre. Các con được về sớm, riêng ông phải ở tù cho đến năm 1984. Tháng 1/2000, ông lại bị kết án 12 năm tù về tội cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Vũng Tàu, khi đó ông là Chủ tịch HĐQT… Thụ án hơn 5 năm tù, ông được thả tự do trước thời hạn.Trải qua nhiều thăng trầm, đại gia Lê Ân trở thành là Chủ tịch HĐQT công ty TNHH MTV Lê Hoàng và chủ Khu Du lịch (KDL) Chí Linh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Vị đại gia này từng tự hào tuyên bố sau những năm tháng sóng gió, công việc kinh doanh đang thuận lợi với số vốn hàng ngàn tỷ đồng.Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của CTCP Hùng Vương - một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành thủy sản Việt Nam từng có gần 6 năm ngồi tù.Sau khi ra rừ, ông chủ thủy sản Hùng Vương trở thành "ông vua" xuất khẩu cá tra. Có thời gian ông Minh là một trong những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt.Tính đến ngày 1/6/2020, đại gia thủy sản Dương Ngọc Minh đang sở hữu 86,88 triệu cổ phiếu HVG, 200.000 cổ phiếu VTF (của CTCP XNK Thủy sản An Giang) và có khối tài sản tương đương 469 tỷ đồng.Ông Bùi Xuân Hải (Hải đồ cổ) từng được biết đến là người giàu nhất Hải Phòng, thậm chí giàu nhất Việt Nam với khối tài sản lên tới hàng triệu USD.Tuy nhiên, ít ai biết, ông Hải từng 4 lần nhập trại và ăn cơm nhà giam. Ra tù lần thứ 4 ở tuổi 60, trắng tay, nhưng ông Hải không còn thời gian để buồn nản. Ông nhanh chóng lập xưởng sứ cao cấp vẽ vàng.Giờ đây đã hơn 70 tuổi, "Hải đồ cổ" vẫn miệt mài với công nghệ kỹ thuật cao - vẽ vàng lên sứ. Ông đang có khát vọng biến Hải Phòng thành “vương quốc gốm sứ” của thế giới. Nguồn ảnh: InternetVideo: Vụ đại gia Đường Nhuệ và cái kết. nguồn: Lao động TV.
Đại gia Lê Ân (sinh năm 1938) là con thứ 5 trong một gia đình nghèo, đông con ở tỉnh Quảng Nam. Thời trẻ, ông mưu sinh đủ nghề từ may mặc, nấu xà bông đến buôn thuốc tây, kinh doanh vàng và ngoại tệ… Những năm 1980, ông thành lập Tín dụng Hòa Hưng, Ngân hàng CP Đại Nam tại TP. HCM...
Năm 1980, ông đưa các con vượt biên nhưng bị bắt tại Bến Tre. Các con được về sớm, riêng ông phải ở tù cho đến năm 1984. Tháng 1/2000, ông lại bị kết án 12 năm tù về tội cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Vũng Tàu, khi đó ông là Chủ tịch HĐQT… Thụ án hơn 5 năm tù, ông được thả tự do trước thời hạn.
Trải qua nhiều thăng trầm, đại gia Lê Ân trở thành là Chủ tịch HĐQT công ty TNHH MTV Lê Hoàng và chủ Khu Du lịch (KDL) Chí Linh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vị đại gia này từng tự hào tuyên bố sau những năm tháng sóng gió, công việc kinh doanh đang thuận lợi với số vốn hàng ngàn tỷ đồng.
Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của CTCP Hùng Vương - một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành thủy sản Việt Nam từng có gần 6 năm ngồi tù.
Sau khi ra rừ, ông chủ thủy sản Hùng Vương trở thành "ông vua" xuất khẩu cá tra. Có thời gian ông Minh là một trong những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt.
Tính đến ngày 1/6/2020, đại gia thủy sản Dương Ngọc Minh đang sở hữu 86,88 triệu cổ phiếu HVG, 200.000 cổ phiếu VTF (của CTCP XNK Thủy sản An Giang) và có khối tài sản tương đương 469 tỷ đồng.
Ông Bùi Xuân Hải (Hải đồ cổ) từng được biết đến là người giàu nhất Hải Phòng, thậm chí giàu nhất Việt Nam với khối tài sản lên tới hàng triệu USD.
Tuy nhiên, ít ai biết, ông Hải từng 4 lần nhập trại và ăn cơm nhà giam. Ra tù lần thứ 4 ở tuổi 60, trắng tay, nhưng ông Hải không còn thời gian để buồn nản. Ông nhanh chóng lập xưởng sứ cao cấp vẽ vàng.
Giờ đây đã hơn 70 tuổi, "Hải đồ cổ" vẫn miệt mài với công nghệ kỹ thuật cao - vẽ vàng lên sứ. Ông đang có khát vọng biến Hải Phòng thành “vương quốc gốm sứ” của thế giới. Nguồn ảnh: Internet
Video: Vụ đại gia Đường Nhuệ và cái kết. nguồn: Lao động TV.