Nokia. Nokia đứng đầu 10 thương hiệu nổi tiếng thế giới mất giá thê thảm nhất. Nguyên nhân chính có lẽ là Nokia đã phải đối mặt với quá nhiều đối thủ tầm cỡ như iPhone của Apple hay Galaxy của Samsung... trong khi bản thân thương hiệu này không có nhiều sáng tạo độc đáo về mẫu mã sản phẩm.Sony. Trong thập niên 90, TV Sony cùng với những chiếc máy nghe đĩa Discman, máy nghe băng Walkman và cả máy chơi game PlayStation từng là sản phẩm điện tử đáng mơ ước. Tuy nhiên, chiến lược tập trung quá hẹp vào các công nghệ tự phát triển và sự trì trệ trong quá trình thích ứng với thay đổi vũ bão của công nghệ khiến Sony phải trả giá. Dù họ đã thành lập hẳn một bộ phận về sáng tạo mảng kinh doanh mới, nhưng không ai dám chắc rằng liệu Sony có thể khôi phục sau 2 thập niên thất bại hay không. BMW. Hãng xe này là một ví dụ điển hình cho thương hiệu ngày càng ít được ưa chuộng nhưng hàng năm doanh số bán hàng vẫn cao vút. BMW luôn cố gắng duy trì mối quan hệ với khách hàng để hiểu rõ nhu cầu và xu hướng thị trường, nhưng từ khoá BMW gần đây vẫn bị sụt giảm lượng tìm kiếm khá lớn trên Google.Palm. Palm từng là một trong những nhà sản xuất thiết bị cầm tay được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Tuy nhiên, một phần nào đó giống như Canon, Palm ngày càng mất giá khi xu hướng sử dụng điện thoại thông minh ngày càng phổ biến.Adobe. Cũng giống như Oracle, Adobe là một công ty phần mềm có tầm cỡ trên thế giới vào khoảng những năm 2009 đến 2011. Tuy nhiên, đến nay, số lượng người tìm kiếm tên Adobe trên các trang mạng xã hội giảm đáng kể. Adobe bị giảm sự yêu thích từ cộng đồng mạng cũng có thể là do việc dùng Internet ngày nay không phụ thuộc quá nhiều vào Adobe Flash. Thay vào đó, sự xuất hiện của một số sản phẩm khác từ đối thủ như HTML5 giúp khách hàng thuận tiện hơn khi sử dụng. Dell. Dell từng là nhà sản xuất PC số 1 thế giới liên tiếp trong 10 năm. Vào cuối những năm 2000, máy tính trở thành hàng hóa thông thường, Dell không còn lợi thế về giá. Người tiêu dùng không còn muốn mua máy tính hiệu năng siêu cao, siêu mạnh nhưng giá cao. Dell đổi chiến lược, giảm giá, vật lộn đề bù đắp bằng số lượng nên không đủ tiền đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Trong lúc đó, thị trường PC bắt đầu sa sút. Năm 2011, Dell là nhà sản xuất máy tính lớn thứ 3 trên thế giới, sau HP và Lenovo. Ngoài mảng máy chủ vẫn kinh doanh tốt, Dell không có gì tiến triển, và đối mặt với mối nguy hiểm sẽ “chết chìm”.Oracle. Thành lập vào năm 1977, Oracle được coi là một trong những công ty hàng đầu trong thị trường phần mềm tại Mỹ vào khoảng thời gian 2004-2005. Tuy nhiên,sự yêu thích của khách hàng đối với thương hiệu này ngày càng giảm. Lý do chính có thể là giá dịch vụ quá đắt, lại khó sử dụng mặc dù có tính bảo mật cao.Ferrari. Sở dĩ người ta phàn nàn quá nhiều về Ferrari mà không phải các hãng siêu xe nào khác không chỉ bởi giá quá đắt mà còn bởi vụ lùm xùm của các vụ việc thu hồi xe. Ferrari đã có nhiều đợt thu hồi, điển hình là vụ 2.600 xe bị lỗi trang bị túi khí Takata. Điều này đã gây ra hoang mang cho nhiều khách hàng. Mặc dù nhiều người khẳng định không ưa Ferrari, hãng vẫn trên đà phát triển. Khi nhìn vào con số lợi nhuận hàng năm, có thể thấy số lượng người chọn Ferrari không hề nhỏ. Honda. 2015 không phải là một năm tuyệt vời đối với Honda. Sau khi trải qua một số vụ thu hồi, công ty này làm mất lòng khá nhiều khách hàng. Trang mạng Automotive News đưa tin, doanh số bán hàng quý I/2015 của Honda không mấy khả quan. Chi phí thu hồi quá cao, lợi nhuận thị trường châu Âu ít ỏi, đã dẫn đến lợi nhuận hoạt động Honda trong quý đầu tiên của năm giảm.Canon. Canon là thương hiệu máy ảnh có ảnh hưởng lớn nhất với những sản phẩm đình đám như 7d Mark II, 70d, 6d. Nhưng thời gian gần đây, sự tăng trưởng mạnh mẽ ấy có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân chính là thói quen chụp ảnh bằng điện thoại thông minh ngày càng tăng. Điều này dẫn đến doanh số máy ảnh du lịch nhỏ gọn bị ảnh hưởng.
Nokia. Nokia đứng đầu 10 thương hiệu nổi tiếng thế giới mất giá thê thảm nhất. Nguyên nhân chính có lẽ là Nokia đã phải đối mặt với quá nhiều đối thủ tầm cỡ như iPhone của Apple hay Galaxy của Samsung... trong khi bản thân thương hiệu này không có nhiều sáng tạo độc đáo về mẫu mã sản phẩm.
Sony. Trong thập niên 90, TV Sony cùng với những chiếc máy nghe đĩa Discman, máy nghe băng Walkman và cả máy chơi game PlayStation từng là sản phẩm điện tử đáng mơ ước. Tuy nhiên, chiến lược tập trung quá hẹp vào các công nghệ tự phát triển và sự trì trệ trong quá trình thích ứng với thay đổi vũ bão của công nghệ khiến Sony phải trả giá. Dù họ đã thành lập hẳn một bộ phận về sáng tạo mảng kinh doanh mới, nhưng không ai dám chắc rằng liệu Sony có thể khôi phục sau 2 thập niên thất bại hay không.
BMW. Hãng xe này là một ví dụ điển hình cho thương hiệu ngày càng ít được ưa chuộng nhưng hàng năm doanh số bán hàng vẫn cao vút. BMW luôn cố gắng duy trì mối quan hệ với khách hàng để hiểu rõ nhu cầu và xu hướng thị trường, nhưng từ khoá BMW gần đây vẫn bị sụt giảm lượng tìm kiếm khá lớn trên Google.
Palm. Palm từng là một trong những nhà sản xuất thiết bị cầm tay được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Tuy nhiên, một phần nào đó giống như Canon, Palm ngày càng mất giá khi xu hướng sử dụng điện thoại thông minh ngày càng phổ biến.
Adobe. Cũng giống như Oracle, Adobe là một công ty phần mềm có tầm cỡ trên thế giới vào khoảng những năm 2009 đến 2011. Tuy nhiên, đến nay, số lượng người tìm kiếm tên Adobe trên các trang mạng xã hội giảm đáng kể. Adobe bị giảm sự yêu thích từ cộng đồng mạng cũng có thể là do việc dùng Internet ngày nay không phụ thuộc quá nhiều vào Adobe Flash. Thay vào đó, sự xuất hiện của một số sản phẩm khác từ đối thủ như HTML5 giúp khách hàng thuận tiện hơn khi sử dụng.
Dell. Dell từng là nhà sản xuất PC số 1 thế giới liên tiếp trong 10 năm. Vào cuối những năm 2000, máy tính trở thành hàng hóa thông thường, Dell không còn lợi thế về giá. Người tiêu dùng không còn muốn mua máy tính hiệu năng siêu cao, siêu mạnh nhưng giá cao. Dell đổi chiến lược, giảm giá, vật lộn đề bù đắp bằng số lượng nên không đủ tiền đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Trong lúc đó, thị trường PC bắt đầu sa sút. Năm 2011, Dell là nhà sản xuất máy tính lớn thứ 3 trên thế giới, sau HP và Lenovo. Ngoài mảng máy chủ vẫn kinh doanh tốt, Dell không có gì tiến triển, và đối mặt với mối nguy hiểm sẽ “chết chìm”.
Oracle. Thành lập vào năm 1977, Oracle được coi là một trong những công ty hàng đầu trong thị trường phần mềm tại Mỹ vào khoảng thời gian 2004-2005. Tuy nhiên,sự yêu thích của khách hàng đối với thương hiệu này ngày càng giảm. Lý do chính có thể là giá dịch vụ quá đắt, lại khó sử dụng mặc dù có tính bảo mật cao.
Ferrari. Sở dĩ người ta phàn nàn quá nhiều về Ferrari mà không phải các hãng siêu xe nào khác không chỉ bởi giá quá đắt mà còn bởi vụ lùm xùm của các vụ việc thu hồi xe. Ferrari đã có nhiều đợt thu hồi, điển hình là vụ 2.600 xe bị lỗi trang bị túi khí Takata. Điều này đã gây ra hoang mang cho nhiều khách hàng. Mặc dù nhiều người khẳng định không ưa Ferrari, hãng vẫn trên đà phát triển. Khi nhìn vào con số lợi nhuận hàng năm, có thể thấy số lượng người chọn Ferrari không hề nhỏ.
Honda. 2015 không phải là một năm tuyệt vời đối với Honda. Sau khi trải qua một số vụ thu hồi, công ty này làm mất lòng khá nhiều khách hàng. Trang mạng Automotive News đưa tin, doanh số bán hàng quý I/2015 của Honda không mấy khả quan. Chi phí thu hồi quá cao, lợi nhuận thị trường châu Âu ít ỏi, đã dẫn đến lợi nhuận hoạt động Honda trong quý đầu tiên của năm giảm.
Canon. Canon là thương hiệu máy ảnh có ảnh hưởng lớn nhất với những sản phẩm đình đám như 7d Mark II, 70d, 6d. Nhưng thời gian gần đây, sự tăng trưởng mạnh mẽ ấy có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân chính là thói quen chụp ảnh bằng điện thoại thông minh ngày càng tăng. Điều này dẫn đến doanh số máy ảnh du lịch nhỏ gọn bị ảnh hưởng.