Ngôi làng đá nguyên khối: Thành phố đá ở Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam: Toàn bộ ngôi làng, với hơn một trăm cư dân, được xây dựng trên một khối đá khổng lồ hình nấm, chỉ có một lối ra ở phía nam. Làng hóa thạch: Ngôi nhà kiểu Laoxudian ở huyện Thạch Bình, phía nam tỉnh Vân Nam: Một chuyên gia khảo cổ đã đến thăm ngôi làng cách đây 2 năm tuyên bố rằng, cư dân địa phương đã xây nhà của họ bằng cách sử dụng một loại hóa thạch có vẻ như vô tận ở khu vực đó. Làng vách đá:Ngôi làng Hongde ở huyện Thủy Thành, tỉnh Quý Châu: Với ga xe lửa gần nhất chỉ cách đó 2 km, ngôi làng có vẻ không nằm ở nơi xa xôi heo hút. Tuy nhiên, tuyến đường này đã bị chia cắt bởi một hẻm núi lớn và dân làng phải đi qua hẻm núi này trên một cáp treo thủ công rất mong manh cho đến khi chính quyền tỉnh quyết định xây dựng một cây cầu vào năm 2012. Làng La Mã: Làng Zhelaizhai ở huyện Vĩnh Xương, tỉnh Cam Túc: Ngôi làng là nơi sinh sống của một nhóm người khá độc đáo được cho là có nguồn gốc từ La Mã. Một số học giả cho rằng, ngôi làng từ thời cổ đại là nơi giam giữ các tù nhân chiến tranh La Mã chạy trốn sang. Bộ tộc thượng cổ cuối cùng ở Trung Quốc: Dongmiaozhai ở huyện Tử Vân, tỉnh Quý Châu: Đây được cho là cộng đồng thượng cổ cuối cùng ở Trung Quốc, hoặc thậm chí ở châu Á. Hiện vẫn còn 21 gia đình sống bên trong hang động. Cư dân đầu tiên chuyển đến đó để thoát khỏi bọn cướp. Làng tròn: Ngôi làng Jujing ở huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây: Ngôi làng nằm ở thành phố du lịch Vụ Nguyên đẹp như tranh vẽ, được quây thành hình tròn rất ngoạn mục. Làng kế hoạch hóa gia đình: Làng Zhanli, tỉnh Quý Châu: Nơi đây nổi tiếng với những nỗ lực ổn định dân số rất thành công. Ngôi làng có 720 người vào năm 1950 và vào năm 1988, con số là 721 người. Trong mười năm qua, chỉ có thêm 10 cư dân mới sinh. Tỷ lệ gia tăng dân số gần bằng 0 vô thời hạn, do tất cả các gia đình đều tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách kế hoạch hóa gia đình. Làng bè: Làng Sandu’Ao ở Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến: Cả ngôi làng nổi trên biển. Trên thực tế, đây là một trong những trang trại cá lớn nhất ở Trung Quốc, với hơn 8.000 ngư dân xây dựng nhà của họ trên mặt nước. Làng sét: Làng Leigongtan, núi Mĩ Linh, tỉnh Giang Tây: Ngôi làng bất hạnh nổi tiếng với lịch sử thảm khốc về tai nạn sét đánh với nhiều dân làng bị thương bởi sét và buộc phải chuyển đi nơi khác. Hiện chỉ có 8 người sống ở làng thường xuyên. Làng dưới biển: Dọc theo một phần đường bờ biển ở thành phố Hải Khẩu của tỉnh Hải Nam, 72 ngôi làng chìm trong biển nước trong trận động đất kinh hoàng 400 năm trước. Ngày nay, những di tích đó vẫn có thể được tìm thấy khi thủy triều rút.
Ngôi làng đá nguyên khối: Thành phố đá ở Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam: Toàn bộ ngôi làng, với hơn một trăm cư dân, được xây dựng trên một khối đá khổng lồ hình nấm, chỉ có một lối ra ở phía nam.
Làng hóa thạch: Ngôi nhà kiểu Laoxudian ở huyện Thạch Bình, phía nam tỉnh Vân Nam: Một chuyên gia khảo cổ đã đến thăm ngôi làng cách đây 2 năm tuyên bố rằng, cư dân địa phương đã xây nhà của họ bằng cách sử dụng một loại hóa thạch có vẻ như vô tận ở khu vực đó.
Làng vách đá:Ngôi làng Hongde ở huyện Thủy Thành, tỉnh Quý Châu: Với ga xe lửa gần nhất chỉ cách đó 2 km, ngôi làng có vẻ không nằm ở nơi xa xôi heo hút. Tuy nhiên, tuyến đường này đã bị chia cắt bởi một hẻm núi lớn và dân làng phải đi qua hẻm núi này trên một cáp treo thủ công rất mong manh cho đến khi chính quyền tỉnh quyết định xây dựng một cây cầu vào năm 2012.
Làng La Mã: Làng Zhelaizhai ở huyện Vĩnh Xương, tỉnh Cam Túc: Ngôi làng là nơi sinh sống của một nhóm người khá độc đáo được cho là có nguồn gốc từ La Mã. Một số học giả cho rằng, ngôi làng từ thời cổ đại là nơi giam giữ các tù nhân chiến tranh La Mã chạy trốn sang.
Bộ tộc thượng cổ cuối cùng ở Trung Quốc: Dongmiaozhai ở huyện Tử Vân, tỉnh Quý Châu: Đây được cho là cộng đồng thượng cổ cuối cùng ở Trung Quốc, hoặc thậm chí ở châu Á. Hiện vẫn còn 21 gia đình sống bên trong hang động. Cư dân đầu tiên chuyển đến đó để thoát khỏi bọn cướp.
Làng tròn: Ngôi làng Jujing ở huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây: Ngôi làng nằm ở thành phố du lịch Vụ Nguyên đẹp như tranh vẽ, được quây thành hình tròn rất ngoạn mục.
Làng kế hoạch hóa gia đình: Làng Zhanli, tỉnh Quý Châu: Nơi đây nổi tiếng với những nỗ lực ổn định dân số rất thành công. Ngôi làng có 720 người vào năm 1950 và vào năm 1988, con số là 721 người. Trong mười năm qua, chỉ có thêm 10 cư dân mới sinh. Tỷ lệ gia tăng dân số gần bằng 0 vô thời hạn, do tất cả các gia đình đều tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Làng bè: Làng Sandu’Ao ở Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến: Cả ngôi làng nổi trên biển. Trên thực tế, đây là một trong những trang trại cá lớn nhất ở Trung Quốc, với hơn 8.000 ngư dân xây dựng nhà của họ trên mặt nước.
Làng sét: Làng Leigongtan, núi Mĩ Linh, tỉnh Giang Tây: Ngôi làng bất hạnh nổi tiếng với lịch sử thảm khốc về tai nạn sét đánh với nhiều dân làng bị thương bởi sét và buộc phải chuyển đi nơi khác. Hiện chỉ có 8 người sống ở làng thường xuyên.
Làng dưới biển: Dọc theo một phần đường bờ biển ở thành phố Hải Khẩu của tỉnh Hải Nam, 72 ngôi làng chìm trong biển nước trong trận động đất kinh hoàng 400 năm trước. Ngày nay, những di tích đó vẫn có thể được tìm thấy khi thủy triều rút.