Rắn Chàm quạp hay rắn lục Malaysia, rắn lục nưa, khô lục nưa... (tên khoa học Calloselasma rhodostoma) thuộc họ rắn lục, là loài rắn độc nguy hiểm bậc nhất tại Việt Nam.Chúng có màu nâu hay đỏ nâu, dài khoảng dưới một mét, đầu hình tam giác, dọc theo sống lưng có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng giống cánh bướm. Hoa văn trên thân này cùng với màu sắc như lá khô.Rắn chàm quạp thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô, cây gỗ già, bụi cây... nên rất khó phát hiện. Điểm nổi bật của loài vật này là sau khi cắn người, chúng thường nằm yên tại chỗ, không di chuyển. Đặc biệt khi thấy con người chúng không hề bỏ chạy.Loài rắn này phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ. Tại Việt Nam chúng xuất hiện nhiều ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Trong các khu rừng trồng cao su nhiều lá cây khô. Trong các bụi cây khô. Đặc biệt vào mùa mưa chúng xuất hiện nhiều, hoạt động mạnh vào ban đêm.Thức ăn của chúng rất đa dạng như ếch nhái, chuột, chim, thằn lằn, rắn nhỏ, … Thường săn mồi vào ban đêm nhưng ban ngày đôi khi chúng ta vẫn hay gặp.Chúng sử dụng lớp da để ngụy trang bất động và bất ngờ tấn công cắn con mồi. Những con mồi nhỏ sẽ thường bị giữ chặt bởi răng nanh. Những con to chạy thoát thì cũng sẽ trúng độc.Răng nanh của rắn chàm quạt siêu dài, khi nó há miệng ra bạn sẽ chỉ nhìn thấy 2 chiếc răng dài dáng sợ. Răng dài khiến chúng có thể giữ chặt được những con mồi to lớn sau khi cắn.Chất độc của loài rắn chàm quạp này có thể gây hoại tử, rối loạn đông máu vì vậy cần được sơ cứu và đưa ngay tới bệnh viện. Bệnh nhân sau bị rắn chàm quạp cắn sẽ cảm thấy rất đau.Vùng bị cắn sưng nề và lan nhanh gây hạch vùng (80%), chảy máu vết cắn (77.5%). Vùng tổn thương có bóng nước (62,5%) thường xuất hiện muộn hơn do sưng nề nhanh và nhiều.Các bóng nước đa dạng, có nhiều máu bên trong nên khi vỡ gây chảy máu liên tục. Hoại tử ít gặp (17.5%) nhưng thường hoại tử sâu các cơ do tình trạng chèn ép khoang dẫn đến phải cắt cụt chi.Xuất huyết là triệu chứng khá điển hình khi nhiễm độc chàm quạp. Bệnh nhân có thể xuất huyết da niêm, chảy máu răng lợi, xuất huyết tiêu hoá trên, tiểu máu, bệnh nhân nữ có ra huyết âm đạo, thậm chí hôn mê do xuất huyết não.Khi bị rắn chàm quạp cắn, bệnh nhân cần rửa sạch vết cắn và băng ép bằng băng thun từ vị trí bị cắn đến gốc chi (có thể băng ép toàn bộ chi). Bị rắn chàm quạp cắn hiếm khi tử vong nếu được sơ cứu đúng cách và đến bệnh viện kịp thời.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Rắn Chàm quạp hay rắn lục Malaysia, rắn lục nưa, khô lục nưa... (tên khoa học Calloselasma rhodostoma) thuộc họ rắn lục, là loài rắn độc nguy hiểm bậc nhất tại Việt Nam.
Chúng có màu nâu hay đỏ nâu, dài khoảng dưới một mét, đầu hình tam giác, dọc theo sống lưng có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng giống cánh bướm. Hoa văn trên thân này cùng với màu sắc như lá khô.
Rắn chàm quạp thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô, cây gỗ già, bụi cây... nên rất khó phát hiện. Điểm nổi bật của loài vật này là sau khi cắn người, chúng thường nằm yên tại chỗ, không di chuyển. Đặc biệt khi thấy con người chúng không hề bỏ chạy.
Loài rắn này phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ. Tại Việt Nam chúng xuất hiện nhiều ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Trong các khu rừng trồng cao su nhiều lá cây khô. Trong các bụi cây khô. Đặc biệt vào mùa mưa chúng xuất hiện nhiều, hoạt động mạnh vào ban đêm.
Thức ăn của chúng rất đa dạng như ếch nhái, chuột, chim, thằn lằn, rắn nhỏ, … Thường săn mồi vào ban đêm nhưng ban ngày đôi khi chúng ta vẫn hay gặp.
Chúng sử dụng lớp da để ngụy trang bất động và bất ngờ tấn công cắn con mồi. Những con mồi nhỏ sẽ thường bị giữ chặt bởi răng nanh. Những con to chạy thoát thì cũng sẽ trúng độc.
Răng nanh của rắn chàm quạt siêu dài, khi nó há miệng ra bạn sẽ chỉ nhìn thấy 2 chiếc răng dài dáng sợ. Răng dài khiến chúng có thể giữ chặt được những con mồi to lớn sau khi cắn.
Chất độc của loài rắn chàm quạp này có thể gây hoại tử, rối loạn đông máu vì vậy cần được sơ cứu và đưa ngay tới bệnh viện. Bệnh nhân sau bị rắn chàm quạp cắn sẽ cảm thấy rất đau.
Vùng bị cắn sưng nề và lan nhanh gây hạch vùng (80%), chảy máu vết cắn (77.5%). Vùng tổn thương có bóng nước (62,5%) thường xuất hiện muộn hơn do sưng nề nhanh và nhiều.
Các bóng nước đa dạng, có nhiều máu bên trong nên khi vỡ gây chảy máu liên tục. Hoại tử ít gặp (17.5%) nhưng thường hoại tử sâu các cơ do tình trạng chèn ép khoang dẫn đến phải cắt cụt chi.
Xuất huyết là triệu chứng khá điển hình khi nhiễm độc chàm quạp. Bệnh nhân có thể xuất huyết da niêm, chảy máu răng lợi, xuất huyết tiêu hoá trên, tiểu máu, bệnh nhân nữ có ra huyết âm đạo, thậm chí hôn mê do xuất huyết não.
Khi bị rắn chàm quạp cắn, bệnh nhân cần rửa sạch vết cắn và băng ép bằng băng thun từ vị trí bị cắn đến gốc chi (có thể băng ép toàn bộ chi). Bị rắn chàm quạp cắn hiếm khi tử vong nếu được sơ cứu đúng cách và đến bệnh viện kịp thời.