Các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội hóa sinh thái học ở Viện Max Planck và Ban côn trùng học tại Đại học Cornell, Mỹ vừa có bài nghiên cứu, công bố mánh khóe mà " sát thủ chết chóc" là vi khuẩn Pseudomonas entomophila thực hiện để lây nhiễm càng nhiều ruồi giấm càng tốt.Theo đó, những con ruồi giấm mà nhiễm vi khuẩn Pseudomonas entomophila chắc chắn sẽ kết thúc cuộc đời bằng cái chết, khi vật chủ không còn giá trị, vi khuẩn phải tìm cách lây nhiễm sang những con ruồi khác. Trong quá trình tiến hóa, vi khuẩn Pseudomonas entomophila đã học được cách kích thích những con ruồi khác tiếp xúc với con ruồi đang hấp hối để lây nhiễm sang.Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, các nhà khoa học phát hiện loài ruồi giấm Drosophila melanogaster, nhiễm vi khuẩn đã tăng đáng kể, tăng từ 20 đến 30 lần, đều tiết ra methyl laurate, methyl Myristate và methyl palmitate - các chất cơ bản để loài ruồi giấm cuốn hút bạn tình. Hơn nữa, đỉnh cao của việc tiết ra các pheromone đó xảy ra ngay trước cái chết của ruồi bị nhiễm bệnh.Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ cung cách mà vi khuẩn tác động đến quá trình sinh hóa trong cơ thể của ruồi giấm.Việc tiết ra nhiều các pheromone gợi tình khiến những con ruồi giấm khỏe mạnh chú ý ngày càng nhiều đến những con ruồi sắp chết và tìm cách giao phối với chúng. Ngay cả phân của những con ruồi bị bệnh cũng trở nên hấp dẫn đối với ruồi khỏe mạnh, bởi vì trong đó cũng chứa một số lượng lớn các kích thích tố. Tất cả điều này khiến vi khuẩn lây nhiễm càng nhiều ruồi mới.Vi khuẩn Pseudomonas entomophila đang nhận chú ý lớn từ các nhà khoa học, vì nó vô hại đối với người và thực vật.Do đó, các nhà nghiên cứu đang hướng tới ý định sử dụng Pseudomonas entomophila để chống lại sâu bệnh hại trong nông nghiệp.
Các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội hóa sinh thái học ở Viện Max Planck và Ban côn trùng học tại Đại học Cornell, Mỹ vừa có bài nghiên cứu, công bố mánh khóe mà " sát thủ chết chóc" là vi khuẩn Pseudomonas entomophila thực hiện để lây nhiễm càng nhiều ruồi giấm càng tốt.
Theo đó, những con ruồi giấm mà nhiễm vi khuẩn Pseudomonas entomophila chắc chắn sẽ kết thúc cuộc đời bằng cái chết, khi vật chủ không còn giá trị, vi khuẩn phải tìm cách lây nhiễm sang những con ruồi khác. Trong quá trình tiến hóa, vi khuẩn Pseudomonas entomophila đã học được cách kích thích những con ruồi khác tiếp xúc với con ruồi đang hấp hối để lây nhiễm sang.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, các nhà khoa học phát hiện loài ruồi giấm Drosophila melanogaster, nhiễm vi khuẩn đã tăng đáng kể, tăng từ 20 đến 30 lần, đều tiết ra methyl laurate, methyl Myristate và methyl palmitate - các chất cơ bản để loài ruồi giấm cuốn hút bạn tình. Hơn nữa, đỉnh cao của việc tiết ra các pheromone đó xảy ra ngay trước cái chết của ruồi bị nhiễm bệnh.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ cung cách mà vi khuẩn tác động đến quá trình sinh hóa trong cơ thể của ruồi giấm.
Việc tiết ra nhiều các pheromone gợi tình khiến những con ruồi giấm khỏe mạnh chú ý ngày càng nhiều đến những con ruồi sắp chết và tìm cách giao phối với chúng. Ngay cả phân của những con ruồi bị bệnh cũng trở nên hấp dẫn đối với ruồi khỏe mạnh, bởi vì trong đó cũng chứa một số lượng lớn các kích thích tố. Tất cả điều này khiến vi khuẩn lây nhiễm càng nhiều ruồi mới.
Vi khuẩn Pseudomonas entomophila đang nhận chú ý lớn từ các nhà khoa học, vì nó vô hại đối với người và thực vật.
Do đó, các nhà nghiên cứu đang hướng tới ý định sử dụng Pseudomonas entomophila để chống lại sâu bệnh hại trong nông nghiệp.