|
Móc câu to cỡ nắm đắm trong miệng cá mập (Ảnh: Cassie Jensen) |
Lặn biển cùng cá mập là thú vui phổ biến ở vùng biển Caribbean, nơi các sinh vật biển dễ bị thu hút bởi mùi mồi câu bốc lên trong nước. Nhiều người thường đến đây lặn để làm catalog, quan sát và cùng sống với loài cá mà họ cho là vô hại.
Gần đây, một nhóm thích lặn đang lặn ở Florida thì nhìn thấy một chú cá mập chanh bị vướng móc câu trong miệng. Một người đã cứu con vật này bằng cách lắc mũi để điều khiển nó và khéo léo gỡ bỏ móc câu ra khỏi miệng nó.
"Mọi người xung quanh đều thật sự quan tâm đến cá mập", Cassie Jensen-người chụp các bức ảnh trong vụ việc này cho biết. Bản thân cô phản đối việc chạm vào cá mập và mọi hình thức tương tác khác ngoài việc quan sát, nhưng cô cũng sẵn lòng chìa tay ra giúp đỡ chúng khi cần thiết. “Hành động đó thật đáng yêu”, cô chia sẻ về vụ việc đã xảy ra.
|
Nhân viên điều hành tour lặn Roger Haddix với tay tới cá mập chanh để điều khiển nó và lấy móc câu trong miệng nó ra (Ảnh: Cassie Jensen)
|
Ttuy nhiên, một nhà khoa học về cá mập tại trường đại học Florida cho rằng hành động tử tế này là sai lầm và không cần thiết. Vì cá mập khá khó gần nên khi chúng ta có thể bị chúng cắn khi lại gần chúng. Một cái móc câu trong miệng không phải là vấn đề hay nguy hiểm với chúng.
Nhà khoa học này cảnh báo cá mập chanh là một loài có miệng khá to và từng được phát hiện đã cắn người.
Nhà khoa học dẫn ra trường hợp cá mập hổ Djenny bơi về phía các thợ lặn trong một video gần đây cũng từng bị vướng móc câu trong miệng, rồi móc câu này sau đó đã rớt ra ngoài. Anh cho rằng đây là chuyện bình thường với cá mập.
Các nhà khoa học chỉ đề nghị một điều dành cho các thợ lặn sẽ có cơ hội tiếp cận cá mập dễ dàng như tình huống đã xảy ra, đó là cắt bỏ sợi dây chì treo lơ lửng từ móc câu để dây không mắc kẹt vào đáy biển hay gây khó chịu cho các chú cá mập.
|
Móc câu đã được gỡ bỏ khỏi miệng cá mập thành công (Ảnh:Cassie Jensen) |
Người gỡ móc câu cho cá mập cũng bị cộng đồng thích lặn cá mập chỉ trích, không phải vì hành động tử tế của anh như các nhà khoa học, mà là vì sử dụng găng tay và bộ đồ lặn có màu sắc tương phản nhau, điều mà các thợ lặn cá mập luôn cố gắng tránh. Cá mập dễ bị thu hút bởi các màu sắc khác nhau vì các loài cá khác thường dùng các quang phổ trái ngược để ngụy trang.
Loài cá mập chanh phổ biến ở vùng Đại Tây Dương dọc theo bờ biển phía Đông nước Mỹ được đặt tên theo màu vàng trên lưng chúng. Chúng sẽ đi một mình hoặc theo đàn lên tới 20 con. Vì vậy các thợ lặn luôn thấy những đàn cá mập lớn “tháp tùng” mình, Jensen cho biết thêm.