Các nhà khoa học từ NASA cho biết tàu thăm dò Curiosity của cơ quan này đã phát hiện ra bằng chứng các chỉ số cho thấy có muối hữu cơ trên sao Hỏa.Những tinh thể này có thể là tàn tích của các hợp chất hữu cơ, dấu hiệu cho thấy sao Hỏa từng có sự sống của vi sinh vật. Tuy nhiên, các hợp chất hữu cơ và muối cũng có thể được hình thành bởi các quá trình địa chất.Để xác định chính xác, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm trên Trái đất đã phân tích dữ liệu truyền về từ một phòng thí nghiệm hóa học di động của Curiosity tại sao Hỏa (SAM).SAM làm nóng đất trên sao Hỏa đến khi các khí được giải phóng, điều này cho phép nó xác định thành phần của các mẫu đất. Bước tiếp theo sẽ là xem liệu các tinh thể muối hữu cơ này đã được hình thành bởi các quá trình địa chất hay thông qua sự hình thành của sự sống cổ đại.Tuy nhiên, đây là điều vô cùng khó khăn vì nếu thực sự có sự sống của vi sinh vật thì nó đã tồn tại hàng tỷ năm nên không dễ để phát hiện. Bên cạnh đó, sao Hỏa có bầu khí quyển rất yếu nên không cản được bức xạ.Bức xạ có thể phá vỡ bất kỳ hợp chất nào trên bề mặt sao Hỏa khi không được bảo vệ bởi lớp khí quyển. Sự xói mòn tự nhiên do gió và thời tiết cũng có thể phá vỡ các tàn tích của vi sinh vật còn sót lại.Các nhà khoa học cho biết, để xác định liệu sự sống trên sao Hỏa có từng tồn tại hay không sẽ phải đào sâu hơn nữa xuống lòng đất để thu thập thêm bằng chứng.Các lớp vật chất ở sâu hơn sẽ được bảo vệ tốt khỏi những tác động tiêu cực của yếu tố ngoại cảnh trên hành tinh Đỏ.Việc tìm kiếm các phân tử hữu cơ hoặc tàn dư muối hữu cơ của chúng là điều cần thiết trong quá trình tìm kiếm sự sống trên các thế giới khác của NASA.“Chúng tôi đã tìm ra chất hữu cơ được bảo quản trong những tảng đá 3 tỉ năm tuổi trên bề mặt sao Hỏa. Đây là một dấu hiệu rất khả quan, sau đó có thể khai thác thêm thông tin từ các mẫu được bảo quản tốt hơn bên dưới bề mặt” - Eigenbrode - một nhà nghiên cứu trong dự án nói.Trước đó, nghiên cứu của NASA cũng cho thấy, một số loại thiên thạch khác nhau trên sao Hỏa, tất cả các thành phần đều có đủ để hỗ trợ các môi trường sống giống như Trái đất.Ngoài ra một nghiên cứu cũng nêu ra khả năng tồn tại một hồ nước ngầm ẩn dưới chỏm băng phía nam của hành tinh đỏ. Qua đó cho thấy bất cứ nơi nào có nước ngầm đều có năng lượng cho sự sống.
Mời các bạn xem video: Mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa. Nguồn: VTC
Các nhà khoa học từ NASA cho biết tàu thăm dò Curiosity của cơ quan này đã phát hiện ra bằng chứng các chỉ số cho thấy có muối hữu cơ trên sao Hỏa.
Những tinh thể này có thể là tàn tích của các hợp chất hữu cơ, dấu hiệu cho thấy sao Hỏa từng có sự sống của vi sinh vật. Tuy nhiên, các hợp chất hữu cơ và muối cũng có thể được hình thành bởi các quá trình địa chất.
Để xác định chính xác, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm trên Trái đất đã phân tích dữ liệu truyền về từ một phòng thí nghiệm hóa học di động của Curiosity tại sao Hỏa (SAM).
SAM làm nóng đất trên sao Hỏa đến khi các khí được giải phóng, điều này cho phép nó xác định thành phần của các mẫu đất. Bước tiếp theo sẽ là xem liệu các tinh thể muối hữu cơ này đã được hình thành bởi các quá trình địa chất hay thông qua sự hình thành của sự sống cổ đại.
Tuy nhiên, đây là điều vô cùng khó khăn vì nếu thực sự có sự sống của vi sinh vật thì nó đã tồn tại hàng tỷ năm nên không dễ để phát hiện. Bên cạnh đó, sao Hỏa có bầu khí quyển rất yếu nên không cản được bức xạ.
Bức xạ có thể phá vỡ bất kỳ hợp chất nào trên bề mặt sao Hỏa khi không được bảo vệ bởi lớp khí quyển. Sự xói mòn tự nhiên do gió và thời tiết cũng có thể phá vỡ các tàn tích của vi sinh vật còn sót lại.
Các nhà khoa học cho biết, để xác định liệu sự sống trên sao Hỏa có từng tồn tại hay không sẽ phải đào sâu hơn nữa xuống lòng đất để thu thập thêm bằng chứng.
Các lớp vật chất ở sâu hơn sẽ được bảo vệ tốt khỏi những tác động tiêu cực của yếu tố ngoại cảnh trên hành tinh Đỏ.
Việc tìm kiếm các phân tử hữu cơ hoặc tàn dư muối hữu cơ của chúng là điều cần thiết trong quá trình tìm kiếm sự sống trên các thế giới khác của NASA.
“Chúng tôi đã tìm ra chất hữu cơ được bảo quản trong những tảng đá 3 tỉ năm tuổi trên bề mặt sao Hỏa. Đây là một dấu hiệu rất khả quan, sau đó có thể khai thác thêm thông tin từ các mẫu được bảo quản tốt hơn bên dưới bề mặt” - Eigenbrode - một nhà nghiên cứu trong dự án nói.
Trước đó, nghiên cứu của NASA cũng cho thấy, một số loại thiên thạch khác nhau trên sao Hỏa, tất cả các thành phần đều có đủ để hỗ trợ các môi trường sống giống như Trái đất.
Ngoài ra một nghiên cứu cũng nêu ra khả năng tồn tại một hồ nước ngầm ẩn dưới chỏm băng phía nam của hành tinh đỏ. Qua đó cho thấy bất cứ nơi nào có nước ngầm đều có năng lượng cho sự sống.
Mời các bạn xem video: Mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa. Nguồn: VTC