Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang nỗ lực nghiên cứu để thiết kế ra một chiếc tàu ngầm có khả năng khám phá độ sâu của các vùng biển trên Titan (
mặt trăng lớn nhất của sao Thổ). Để hỗ trợ tối đa cho dự án, chính phủ Mỹ đã chi 100.000 USD cho cơ quan nghiên cứu vũ trụ số 1 của quốc gia.
|
Các hồ trên bề mặt mặt trăng Titan chứa lượng hydrocarbon lỏng
khổng lồ. |
Các nhà nghiên cứu của
NASA đang lên ý tưởng phát triển một thiết kế mang khái niệm của một chiếc xe tự chìm (như tàu ngầm) để khám phá vùng biển ngoài Trái đất. Cụ thể, chiếc tàu ngầm đó sẽ đi đến vùng biển phía bắc lớn nhất của Titan, thực hiện các thí nghiệm để cung cấp lời giải cho những thắc mắc lâu nay của con người về vùng biển ngoài Trái đất. Trọng tâm của nghiên cứu, cũng chính là thách thức khiến cho các nhà khoa học đau đầu, chính là chất liệu của
tàu ngầm, làm sao để cỗ máy có thể hoạt động tốt trong một biển hydrocarbon.
Tính đến 2014, những khám phá khoa học của con người về sao Thổ vẫn còn rất hạn hẹp. Chính vì vậy, kế hoạch phát triển tàu ngầm nghiên cứu mặt trăng rất được cộng đồng khoa học quan tâm. Mặt trăng Titan là hành tinh duy nhất trừ Trái đất có bằng chứng rõ ràng về các hồ nước và biển trên bề mặt. Tuy nhiên, không giống như các vùng biển của Trái đất có nước, các hồ trên bề mặt mặt trăng Titan lại chứa lượng hydrocarbon lỏng khổng lồ.
Titan có đường kính lớn hơn khoảng 50% và có khối lượng lớn hơn 80% so với mặt trăng của Trái đất. Bề mặt của mặt trăng Titan cũng bao gồm các dòng sông, có địa hình tương đối bằng phẳng và hầu như không có miệng núi lửa giống như trên Trái đất.
|