Vừa qua ở Nghĩa An, Cần Giờ đã có ba nạn nhân phải cấp cứu vì trúng độc của con so biển do tưởng đó là con sam biển, ăn nhầm. Trong đó có một người bị nặng nhất bởi ăn phải trứng của con so biển, nơi tích tụ chất độc nhiều nhất trên cơ thể nó. Loài so biển và sam biển là hai loài vật có vẻ ngoài giống hệt nhau, nếu như không có kinh nghiệm và không tinh mắt, rất có có thể phát hiện đâu là con sam biển đâu là con so biển. Trong ảnh là con sam (bên trái) và con so biển (bên phải).Con so biển và sam biển tuy có ngoại hình giống nhau như đúc nhưng con sam biển lại vô hại trong khi so biển chứa chất độc chết người. Khi ăn nhầm phải so biển, người trúng độc so biển sẽ có cảm giác tê môi, miệng, tay, chân và quanh vùng môi miệng, trạng thái thần kinh li bì, lơ mơ, toàn thân biểu hiện mệt, khó thở, huyết áp hạ.Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, nên tìm hiểu kỹ trước khi ăn, phân biệt so biển và sam biển. So biển có tên khoa học là Carcinoscorpius rotundicauda, là một loài thuộc họ Sam, điều này lý giải cho việc ngoại hình của hai loài động vật giống nhau.So biển thân có vỏ cứng hình móng ngựa, chia làm ba phần: giáp đầu ngực, giáp bụng và đuôi kiếm. Toàn bộ phần thân nằm ở phía bụng, có 6 đôi chi đầu ngực và 6 đôi chi giáp bụng. Mắt ở trên lưng. Có màu nâu xanh hoặc vàng đậm hay màu xám.So biển bé hơn sam biển, thường di chuyển đơn lẻ chứ không đi có đôi có cặp như sam. Mặt khác, so biển thường sống ở các lạch nước ngọt của rừng ngập mặn trong khi con sam biển hay sống ở các dải cát tại khu vực thủy triều lên xuống mạnh mẽ.So biển là loài cực độc vì trong So biển có chứa độc tố tetrodotoxins rất nguy hiểm. Độc tố được tập trung chủ yếu trong buồng trứng của con So. Trong mùa sinh sản, mức độ sản sinh ra độc tố số lượng lớn. Độc tố từ buồng trứng có thể lây lan sang các bộ phận khác của So.Khi ăn phải, độc tố hấp thu vào cơ thể một cách nhanh chóng và chỉ sau 30 phút đến 2 giờ, độc sẽ phát tác. Nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị hôn mê sâu và tử vong.Hiện thế giới chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho trường hợp ngộ độc tetrodotoxins, chất độc này cũng không bị hóa giải khi đun nấu ở nhiệt độ cao.
Vừa qua ở Nghĩa An, Cần Giờ đã có ba nạn nhân phải cấp cứu vì trúng độc của con so biển do tưởng đó là con sam biển, ăn nhầm. Trong đó có một người bị nặng nhất bởi ăn phải trứng của con so biển, nơi tích tụ chất độc nhiều nhất trên cơ thể nó.
Loài so biển và sam biển là hai loài vật có vẻ ngoài giống hệt nhau, nếu như không có kinh nghiệm và không tinh mắt, rất có có thể phát hiện đâu là con sam biển đâu là con so biển. Trong ảnh là con sam (bên trái) và con so biển (bên phải).
Con so biển và sam biển tuy có ngoại hình giống nhau như đúc nhưng con sam biển lại vô hại trong khi so biển chứa chất độc chết người. Khi ăn nhầm phải so biển, người trúng độc so biển sẽ có cảm giác tê môi, miệng, tay, chân và quanh vùng môi miệng, trạng thái thần kinh li bì, lơ mơ, toàn thân biểu hiện mệt, khó thở, huyết áp hạ.
Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, nên tìm hiểu kỹ trước khi ăn, phân biệt so biển và sam biển. So biển có tên khoa học là Carcinoscorpius rotundicauda, là một loài thuộc họ Sam, điều này lý giải cho việc ngoại hình của hai loài động vật giống nhau.
So biển thân có vỏ cứng hình móng ngựa, chia làm ba phần: giáp đầu ngực, giáp bụng và đuôi kiếm. Toàn bộ phần thân nằm ở phía bụng, có 6 đôi chi đầu ngực và 6 đôi chi giáp bụng. Mắt ở trên lưng. Có màu nâu xanh hoặc vàng đậm hay màu xám.
So biển bé hơn sam biển, thường di chuyển đơn lẻ chứ không đi có đôi có cặp như sam. Mặt khác, so biển thường sống ở các lạch nước ngọt của rừng ngập mặn trong khi con sam biển hay sống ở các dải cát tại khu vực thủy triều lên xuống mạnh mẽ.
So biển là loài cực độc vì trong So biển có chứa độc tố tetrodotoxins rất nguy hiểm. Độc tố được tập trung chủ yếu trong buồng trứng của con So. Trong mùa sinh sản, mức độ sản sinh ra độc tố số lượng lớn. Độc tố từ buồng trứng có thể lây lan sang các bộ phận khác của So.
Khi ăn phải, độc tố hấp thu vào cơ thể một cách nhanh chóng và chỉ sau 30 phút đến 2 giờ, độc sẽ phát tác. Nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị hôn mê sâu và tử vong.
Hiện thế giới chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho trường hợp ngộ độc tetrodotoxins, chất độc này cũng không bị hóa giải khi đun nấu ở nhiệt độ cao.