Cây ngải cứu là cây thân thảo, hienej diện trong tự nhiên ở nhiều châu lục như châu Âu, châu Á, bắc Phi, Alaska và bắc Mỹ. Trong khi một số nơi coi đây là cây cỏ dại xâm lấn thì ở Việt Nam, ngải cứu lại là một trong những loại cây được sử dụng phổ biến trong đời sống.Ngải cứu hoang dã thường mọc ở các mô đất hoang, ruộng đồng lâu năm. Thân cây có rãnh dọc, hay mọc với nhau thành từng bãi. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông.Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm và tính ấm. Ngoài ra nó còn có hoạt chất diệt và đuổi côn trùng. Ngải cứu còn được biết đến với các tên gọi như cây giải cảm, cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp…Ngải cứu từ lâu đã được sử dụng trong đông y để chữa các bệnh như điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, an thai, mụn nhọt, lưu thông máu lên não, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ… Bên cạnh đó, ngải cứu còn được trồng để ăn và để chế biến cùng các món ăn hằng ngày.Mặc dù ngải cứu có nhiều tác dụng nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc. Trường hợp nghiêm trọng còn làm các tổn thương các tế bào não, và để lại những di chứng nguy hiểm về sau.Ngày nay, ngải cứu còn được nhiều chị em phụ nữ sử dụng trong việc làm đẹp, đó là sử dụng ngải cứu để làm trắng da và tái sinh khi bị sạm đen, tổn thương do nắng nóng.Dù có thể chữa được nhiều bệnh nhưng phụ nữ mang thai hoặc người đang bị rối loạn đường ruột cấp tính thì không nên dùng ngải cứu. Người có nội nhiệt, cao huyết áp cũng được khuyên không nên dùng ngải cứu.
Cây ngải cứu là cây thân thảo, hienej diện trong tự nhiên ở nhiều châu lục như châu Âu, châu Á, bắc Phi, Alaska và bắc Mỹ. Trong khi một số nơi coi đây là cây cỏ dại xâm lấn thì ở Việt Nam, ngải cứu lại là một trong những loại cây được sử dụng phổ biến trong đời sống.
Ngải cứu hoang dã thường mọc ở các mô đất hoang, ruộng đồng lâu năm. Thân cây có rãnh dọc, hay mọc với nhau thành từng bãi. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông.
Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm và tính ấm. Ngoài ra nó còn có hoạt chất diệt và đuổi côn trùng. Ngải cứu còn được biết đến với các tên gọi như cây giải cảm, cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp…
Ngải cứu từ lâu đã được sử dụng trong đông y để chữa các bệnh như điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, an thai, mụn nhọt, lưu thông máu lên não, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ… Bên cạnh đó, ngải cứu còn được trồng để ăn và để chế biến cùng các món ăn hằng ngày.
Mặc dù ngải cứu có nhiều tác dụng nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc. Trường hợp nghiêm trọng còn làm các tổn thương các tế bào não, và để lại những di chứng nguy hiểm về sau.
Ngày nay, ngải cứu còn được nhiều chị em phụ nữ sử dụng trong việc làm đẹp, đó là sử dụng ngải cứu để làm trắng da và tái sinh khi bị sạm đen, tổn thương do nắng nóng.
Dù có thể chữa được nhiều bệnh nhưng phụ nữ mang thai hoặc người đang bị rối loạn đường ruột cấp tính thì không nên dùng ngải cứu. Người có nội nhiệt, cao huyết áp cũng được khuyên không nên dùng ngải cứu.