Tối 8/7, ông Lê Trung Kiên - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) xác nhận, một cô gái trẻ trên địa bàn không may bị rắn cạp nia cắn tử vong sau 5 ngày điều trị ở bệnh viện.Theo đó, rắn cạp nia chui từ trong chăn ra và cắn 1 vết vào cổ khi cô kéo chăn đắp. Đáng nói, phòng ngủ cô gái ở tầng 2 và có bật điều hòa.Điều này khiến nhiều người dân hoang mang và đặt câu hỏi: Liệu có phải rắn cạp nia thích điều hòa. Nhất là khi, mùa hè các gia đình thường xuyên bật điều hòa, luôn để chăn màn trên giường và không có thói quen kiểm tra trước khi ngủ.Rắn cạp nia được biết đến là một trong những loài rắn có độc tính mạnh nhất. Ban ngày chúng tỏ ra là một loài rắn hiền lành, co cụp cuộn tròn và dấu đầu. Khi bị làm phiền, chúng thường di chuyển nhanh nhưng không bỏ chạy.Đa số những người bị cắn do vô tình chạm phải chúng, khi cố bắt rắn hay quấy nhiễu chỗ ngủ. Loài rắn này hoạt động mạnh và thường xuyên vào nhà dân, thậm chí nhiều con còn chui lên giường ngủ khiến tỉ lệ bị cắn rất cao.Rắn cạp nia rất giỏi lẩn trốn ở những nơi khó phát hiện, ẩm thấp. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa, cộng thêm tiết trời vào hè rất nóng nực và oi bức. Mùa hè cũng là thời điểm mà các loại bò sát như rắn, rết đi "tránh nóng".Vì vậy phòng điều hòa trở thành nơi lý tưởng để rắn ẩn nấp vì mát mẻ. Nọc rắn cạp nia có chứa các độc tố hậu synape và đặc biệt độc tố tiền synape gây liệt mềm kéo dài.Khi bị rắn cạp nia cắn, nọc độc của rắn tác động lên hệ thần kinh, làm tê liệt tứ chi, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.Các chuyên gia khuyến cáo, mùa hè tại nơi cư trú người dân cần dọn dẹp, phát quang bụi rậm, thường xuyên kiểm tra nhà cửa. Cần mắc màn khi ngủ, không ngủ dưới đất, kiểm tra chăn gối vì rắn hay lui tới những chỗ ẩm thấp. Không nên lật tảng đá, đống gạch, đống củi hay thân cây đổ bằng tay trần...Nếu không may bị rắn cắn, cần sơ cứu người bị nạn, không để người bệnh tự đi lại, bất động vị trí bị cắn (có thể bằng nẹp). Để bộ phận có vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim... và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.Rắn cạp nia là loại rắn có đầu nhỏ, người tròn, trên thân có các khoang màu đen, trắng xen kẽ. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác, đoạn từ hông xuống đuôi dẹp dần thành điểm nhọn.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Tối 8/7, ông Lê Trung Kiên - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) xác nhận, một cô gái trẻ trên địa bàn không may bị rắn cạp nia cắn tử vong sau 5 ngày điều trị ở bệnh viện.
Theo đó, rắn cạp nia chui từ trong chăn ra và cắn 1 vết vào cổ khi cô kéo chăn đắp. Đáng nói, phòng ngủ cô gái ở tầng 2 và có bật điều hòa.
Điều này khiến nhiều người dân hoang mang và đặt câu hỏi: Liệu có phải rắn cạp nia thích điều hòa. Nhất là khi, mùa hè các gia đình thường xuyên bật điều hòa, luôn để chăn màn trên giường và không có thói quen kiểm tra trước khi ngủ.
Rắn cạp nia được biết đến là một trong những loài rắn có độc tính mạnh nhất. Ban ngày chúng tỏ ra là một loài rắn hiền lành, co cụp cuộn tròn và dấu đầu. Khi bị làm phiền, chúng thường di chuyển nhanh nhưng không bỏ chạy.
Đa số những người bị cắn do vô tình chạm phải chúng, khi cố bắt rắn hay quấy nhiễu chỗ ngủ. Loài rắn này hoạt động mạnh và thường xuyên vào nhà dân, thậm chí nhiều con còn chui lên giường ngủ khiến tỉ lệ bị cắn rất cao.
Rắn cạp nia rất giỏi lẩn trốn ở những nơi khó phát hiện, ẩm thấp. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa, cộng thêm tiết trời vào hè rất nóng nực và oi bức. Mùa hè cũng là thời điểm mà các loại bò sát như rắn, rết đi "tránh nóng".
Vì vậy phòng điều hòa trở thành nơi lý tưởng để rắn ẩn nấp vì mát mẻ. Nọc rắn cạp nia có chứa các độc tố hậu synape và đặc biệt độc tố tiền synape gây liệt mềm kéo dài.
Khi bị rắn cạp nia cắn, nọc độc của rắn tác động lên hệ thần kinh, làm tê liệt tứ chi, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.
Các chuyên gia khuyến cáo, mùa hè tại nơi cư trú người dân cần dọn dẹp, phát quang bụi rậm, thường xuyên kiểm tra nhà cửa. Cần mắc màn khi ngủ, không ngủ dưới đất, kiểm tra chăn gối vì rắn hay lui tới những chỗ ẩm thấp. Không nên lật tảng đá, đống gạch, đống củi hay thân cây đổ bằng tay trần...
Nếu không may bị rắn cắn, cần sơ cứu người bị nạn, không để người bệnh tự đi lại, bất động vị trí bị cắn (có thể bằng nẹp). Để bộ phận có vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim... và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Rắn cạp nia là loại rắn có đầu nhỏ, người tròn, trên thân có các khoang màu đen, trắng xen kẽ. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác, đoạn từ hông xuống đuôi dẹp dần thành điểm nhọn.