Sâu Filarial gây ra phù chân voi và mù lòa. Loài động vật ký sinh này lây truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác bằng con đường hút máu. Khi kí sinh trong cơ thể, loài sâu này sẽ gây ra triệu chứng “phù chân voi”. Nó tấn công con người và cả gia súc, cừu và chó.Rận ăn lưỡi có tên khoa học là Cymothoa exigua, là động vật ký sinh có lối sống khá kỳ dị. Chúng chui vào miệng của loài cá, bám chặt vào đầu lưỡi và sống nhờ hút máu của vật chủ. Sau khi lưỡi của vật chủ teo đi do mất máu, loài rận này dùng chân bám chặt vào cuống lưỡi và thay thế luôn vào vị trí cái lưỡi của vật chủ, tiếp tục sống nhờ hút máu.Sâu mắt ký sinh trong mắt người ở Châu Phi. Chỉ cần vết cắn của một con ruồi, người ta sẽ bị nhiễm loại sâu kí sinh này. Ban đầu, nó bò lặng lẽ dưới da của “vật chủ” trước khi làm tổ chính thức bên trong mắt. Loài sâu này thường được tìm thấy ở Châu Phi và Ấn Độ với triệu chứng ngứa và đau nhức mệt mỏi, thậm chí tử vong.Sâu chuột lang là một trong những loài kí sinh lâu đời nhất đã được biết đến từ thế kỉ thứ 2 trước Công Nguyên. Chúng tấn công con người, chó, ngựa, mèo, gia súc và các loài động vật khác, đặc biệt là ở Châu Phi và Châu Á. Chúng thâm nhập vào cơ thể con người, sau đó tạo ra một vùng phù nề trên da, thường là ở chân hoặc bàn chân. Nếu dính phải ký sinh trùng này, cong người sẽ thấy vô cùng đau đớn trong vòng 72 giờ sau khi vết phù nề vỡ ra.Nấm ký sinh Ophiocordyceps Unilateralis biến kiến thành thây ma. Loài nấm kí sinh này lây nhiễm vào con kiến và khiến chúng tự thay đổi hành vi. Nấm ký sinh sẽ tiêu thụ chất dinh dưỡng từ kiến và bắt đầu phát tán ra các bào tử nấm mới.Ong bắp cày ký sinh Cotesia Glomerata biến sâu bướm thành công cụ nuôi con. Chúng lựa chọn những con sâu bướm làm vật chủ để nuôi lớn những bào thai ong mới nở bằng cách tiêm nhiễm trứng vào trong người con sâu bướm và để chúng lớn lên trong vòng khoảng 14 ngày. Sau đó, ong bắp cày phá vỡ cơ thể của con sâu bướm.Ký sinh trùng Sacculina tiêm nhiễm vào cơ quan sinh sản và kiểm soát khả năng sinh sản hữu tính của những con cua, hay thậm chí là giết chúng nếu cần. Những con cua cái sẽ mang theo những ấu trùng Sacculina ở dưới bụng.Sâu bướm Niphanda Fusca kí sinh trong tổ kiến. Chúng cướp đi nguồn dinh dưỡng mà những con kiến tạo ra bằng cách bước vào trong tổ kiến và lừa cho những con kiến thợ khác tưởng nhầm rằng nó là một con kiến con cần được chăm sóc dựa vào việc tiết ra những loại hóa chất đặc biệt.Ký sinh trùng thực vật Dodder (tơ hồng) sống ký sinh trên các loài cây trồng khác nhất là cây dạng bụi. Chúng đánh hơi và bài tiết các hóa chất lên vật chủ, làm cho tơ hồng của nó phát triển với tốc độ cực nhanh, xâm chiếm những vùng lãnh thổ mới. Chúng ăn hết những dưỡng chất của cây chủ và khiến cây chủ chết dần mòn.
Sâu Filarial gây ra phù chân voi và mù lòa. Loài động vật ký sinh này lây truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác bằng con đường hút máu. Khi kí sinh trong cơ thể, loài sâu này sẽ gây ra triệu chứng “phù chân voi”. Nó tấn công con người và cả gia súc, cừu và chó.
Rận ăn lưỡi có tên khoa học là Cymothoa exigua, là động vật ký sinh có lối sống khá kỳ dị. Chúng chui vào miệng của loài cá, bám chặt vào đầu lưỡi và sống nhờ hút máu của vật chủ. Sau khi lưỡi của vật chủ teo đi do mất máu, loài rận này dùng chân bám chặt vào cuống lưỡi và thay thế luôn vào vị trí cái lưỡi của vật chủ, tiếp tục sống nhờ hút máu.
Sâu mắt ký sinh trong mắt người ở Châu Phi. Chỉ cần vết cắn của một con ruồi, người ta sẽ bị nhiễm loại sâu kí sinh này. Ban đầu, nó bò lặng lẽ dưới da của “vật chủ” trước khi làm tổ chính thức bên trong mắt. Loài sâu này thường được tìm thấy ở Châu Phi và Ấn Độ với triệu chứng ngứa và đau nhức mệt mỏi, thậm chí tử vong.
Sâu chuột lang là một trong những loài kí sinh lâu đời nhất đã được biết đến từ thế kỉ thứ 2 trước Công Nguyên. Chúng tấn công con người, chó, ngựa, mèo, gia súc và các loài động vật khác, đặc biệt là ở Châu Phi và Châu Á. Chúng thâm nhập vào cơ thể con người, sau đó tạo ra một vùng phù nề trên da, thường là ở chân hoặc bàn chân. Nếu dính phải ký sinh trùng này, cong người sẽ thấy vô cùng đau đớn trong vòng 72 giờ sau khi vết phù nề vỡ ra.
Nấm ký sinh Ophiocordyceps Unilateralis biến kiến thành thây ma. Loài nấm kí sinh này lây nhiễm vào con kiến và khiến chúng tự thay đổi hành vi. Nấm ký sinh sẽ tiêu thụ chất dinh dưỡng từ kiến và bắt đầu phát tán ra các bào tử nấm mới.
Ong bắp cày ký sinh Cotesia Glomerata biến sâu bướm thành công cụ nuôi con. Chúng lựa chọn những con sâu bướm làm vật chủ để nuôi lớn những bào thai ong mới nở bằng cách tiêm nhiễm trứng vào trong người con sâu bướm và để chúng lớn lên trong vòng khoảng 14 ngày. Sau đó, ong bắp cày phá vỡ cơ thể của con sâu bướm.
Ký sinh trùng Sacculina tiêm nhiễm vào cơ quan sinh sản và kiểm soát khả năng sinh sản hữu tính của những con cua, hay thậm chí là giết chúng nếu cần. Những con cua cái sẽ mang theo những ấu trùng Sacculina ở dưới bụng.
Sâu bướm Niphanda Fusca kí sinh trong tổ kiến. Chúng cướp đi nguồn dinh dưỡng mà những con kiến tạo ra bằng cách bước vào trong tổ kiến và lừa cho những con kiến thợ khác tưởng nhầm rằng nó là một con kiến con cần được chăm sóc dựa vào việc tiết ra những loại hóa chất đặc biệt.
Ký sinh trùng thực vật Dodder (tơ hồng) sống ký sinh trên các loài cây trồng khác nhất là cây dạng bụi. Chúng đánh hơi và bài tiết các hóa chất lên vật chủ, làm cho tơ hồng của nó phát triển với tốc độ cực nhanh, xâm chiếm những vùng lãnh thổ mới. Chúng ăn hết những dưỡng chất của cây chủ và khiến cây chủ chết dần mòn.