Sau khi nghiên cứu hành vi sinh sản và phân tích bộ gene của gấu, các nhà khoa học từ Đại học Alberta của Canada cho biết, những con gấu có hành vi "múa cột", thường xuyên cọ xát cơ thể vào thân cây, cột điện hoặc trụ hàng rào thu hút nhiều bạn tình hơn và tạo ra số lượng con non nhiều hơn.Đối với gấu nâu đực, mỗi lần chúng thực hiện hành động cọ xát cơ thể ở các địa điểm khác nhau giúp tăng cơ hội bắt cặp với bạn tình lên 1,38 lần. Trong khi đó ở gấu cái, số lượng con non được sinh ra cũng tăng khoảng 1,55 lần.Điều này cho thấy hành vi chà xát cơ thể của gấu có liên quan đến mức độ thành công trong giao phối và sinh sản. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng chúng làm như vậy chỉ để "gãi ngứa" và xua đuổi côn trùng.Hành vi chà xát cơ thể ở gấu thậm chí còn được quan sát thấy ở con non, nhưng với mục đích sinh tồn. Đặc biệt là ở những con gấu con khi một con gấu đực cố gắng tách chúng ra khỏi gấu mẹ.Nguyên nhân là do gấu đực hung dữ có xu hướng tấn công và giết chết những con gấu con để giao phối với mẹ của chúng, nhưng nó thường không sát hại họ hàng của mình.Những con gấu có cùng họ hàng thường có mùi hương giống nhau. Do đó, gấu con cọ lưng vào những chỗ mà con đực đã cọ xát trước đó để "ám mùi" của nó. Khi ấy hành động chà cây giúp gấu con đánh lừa và làm dịu gấu đực.Trước đó, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu hành vi chà xát cơ thể ở gấu xám. Gấu thường sử dụng cùng một cây quen thuộc để chà lưng qua nhiều thế hệ, vì thế rất dễ dàng để theo dõi chúng. Các thiết bị vệ tinh cũng giúp quan sát chuyển động của những con gấu đơn lẻ.Nhà sinh thái học Owen Nevin từ Đại học Cumbria, Mỹ đã cho biết: “Hình ảnh từ các camera và vệ tinh cho thấy gấu đực trưởng thành có xu hướng chà cây nhiều nhất, chúng thường di chuyển từ thung lũng này sang thung lũng khác trong các lộ trình, đánh dấu các cây mà chúng đã đi qua để tìm kiếm bạn tình.”Nevin cũng cho rằng hành động gấu đực cọ xát vào thân cây để đánh dấu mùi hương của mình giúp những con gấu đực nhận biết về nhau tốt hơn, từ đó làm giảm các cuộc chiến tranh giành bạn tình.Những con gấu đực có thể bị thương nghiêm trọng hoặc thậm chí là mất mạng trong các cuộc ẩu đả này. Bằng cách cọ lưng vào cây, khi con khác đến khu vực đó, chúng sẽ nhận ra ngay mùi hương đối phương trên thân cây và biết rằng mình sắp đối đầu với một đối thủ nặng cân, vì thế cách tốt nhất là tránh xa khu vực này và tìm đến nơi khác.Trong một ngày, gấu đực có thể tìm đến khu vực cây mình đánh dấu từ 2-3 lần, đôi khi ở những con đực to lớn hơn, chúng có thể quay lại trong một giờ.Theo các chuyên gia, hiểu được hành vi này giúp bảo tồn, quản lý quần thể gấu... tốt hơn.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Sau khi nghiên cứu hành vi sinh sản và phân tích bộ gene của gấu, các nhà khoa học từ Đại học Alberta của Canada cho biết, những con gấu có hành vi "múa cột", thường xuyên cọ xát cơ thể vào thân cây, cột điện hoặc trụ hàng rào thu hút nhiều bạn tình hơn và tạo ra số lượng con non nhiều hơn.
Đối với gấu nâu đực, mỗi lần chúng thực hiện hành động cọ xát cơ thể ở các địa điểm khác nhau giúp tăng cơ hội bắt cặp với bạn tình lên 1,38 lần. Trong khi đó ở gấu cái, số lượng con non được sinh ra cũng tăng khoảng 1,55 lần.
Điều này cho thấy hành vi chà xát cơ thể của gấu có liên quan đến mức độ thành công trong giao phối và sinh sản. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng chúng làm như vậy chỉ để "gãi ngứa" và xua đuổi côn trùng.
Hành vi chà xát cơ thể ở gấu thậm chí còn được quan sát thấy ở con non, nhưng với mục đích sinh tồn. Đặc biệt là ở những con gấu con khi một con gấu đực cố gắng tách chúng ra khỏi gấu mẹ.
Nguyên nhân là do gấu đực hung dữ có xu hướng tấn công và giết chết những con gấu con để giao phối với mẹ của chúng, nhưng nó thường không sát hại họ hàng của mình.
Những con gấu có cùng họ hàng thường có mùi hương giống nhau. Do đó, gấu con cọ lưng vào những chỗ mà con đực đã cọ xát trước đó để "ám mùi" của nó. Khi ấy hành động chà cây giúp gấu con đánh lừa và làm dịu gấu đực.
Trước đó, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu hành vi chà xát cơ thể ở gấu xám. Gấu thường sử dụng cùng một cây quen thuộc để chà lưng qua nhiều thế hệ, vì thế rất dễ dàng để theo dõi chúng. Các thiết bị vệ tinh cũng giúp quan sát chuyển động của những con gấu đơn lẻ.
Nhà sinh thái học Owen Nevin từ Đại học Cumbria, Mỹ đã cho biết: “Hình ảnh từ các camera và vệ tinh cho thấy gấu đực trưởng thành có xu hướng chà cây nhiều nhất, chúng thường di chuyển từ thung lũng này sang thung lũng khác trong các lộ trình, đánh dấu các cây mà chúng đã đi qua để tìm kiếm bạn tình.”
Nevin cũng cho rằng hành động gấu đực cọ xát vào thân cây để đánh dấu mùi hương của mình giúp những con gấu đực nhận biết về nhau tốt hơn, từ đó làm giảm các cuộc chiến tranh giành bạn tình.
Những con gấu đực có thể bị thương nghiêm trọng hoặc thậm chí là mất mạng trong các cuộc ẩu đả này. Bằng cách cọ lưng vào cây, khi con khác đến khu vực đó, chúng sẽ nhận ra ngay mùi hương đối phương trên thân cây và biết rằng mình sắp đối đầu với một đối thủ nặng cân, vì thế cách tốt nhất là tránh xa khu vực này và tìm đến nơi khác.
Trong một ngày, gấu đực có thể tìm đến khu vực cây mình đánh dấu từ 2-3 lần, đôi khi ở những con đực to lớn hơn, chúng có thể quay lại trong một giờ.
Theo các chuyên gia, hiểu được hành vi này giúp bảo tồn, quản lý quần thể gấu... tốt hơn.