Tại Ấn Độ, những nhà tu hành khổ hạnh được gọi là Sadhu, tạm dịch là thánh nhân. Sở dĩ họ được gọi như vậy bởi lối sống khác biệt hoàn toàn với đồng loại của mình. Những nhà tu hành Ấn Độ thực sự xa rời thế tục, không vướng bận bất cứ điều gì. (Nguồn Sohu)Thế nhưng, trong thực tế, những nhà tu hành theo kiểu ép xác này sống theo những chuẩn mực được cho là đi ngược lại sự văn minh trong xã hội loài người. (Nguồn Sohu)Quanh năm suốt tháng họ không tắm rửa, không đánh răng, chẳng gội đầu, không thay quần áo, chỉ mặc những loại vải thường nhất, ăn uống đơn giản nhất có thể và luôn luôn rách rưới, khổ cực. (Nguồn Sohu)Đối với những nhà tu hành, Chúa trời là tín ngưỡng cả cuộc đời họ. Họ luôn lắng nghe ý kiến của Chúa trời để hành xử trong cuộc sống. (Nguồn Sohu)Theo đạo Hindu, con người cần phải đi qua nhiều lần luân hồi mới có thể bước vào thiên đường, sống cuộc sống thảnh thơi. Tuy nhiên, nếu có thể tại trần thế chịu khổ cực, không màng đến công danh, thế tục thì sẽ sớm được tới cõi thần hơn. (Nguồn Sohu)Phương pháp tu hành khổ hạnh ở Ấn Độ đã có mấy ngàn năm lịch sử, hầu hết những nhà tu hành đều là đàn ông. Khi nhận thức được tín ngưỡng cả đời, họ sẽ rời nhà bỏ đi, quyết tâm trở thành "sứ giả của thần linh" hay "người hầu của thần linh". (Nguồn Sohu)Được biết, trong số các nhà tu hành khổ hạnh không chỉ có những người xuất thân nghèo khó mà còn có rất nhiều người thuộc tầng lớp tư sản, là những người giàu có. Thế nhưng khi giác ngộ tín ngưỡng tôn giáo của mình, họ từ bỏ tất cả mọi xa hoa phù hiếm, ra đi tay trắng. (Nguồn Sohu)Việc từ bỏ vật chất, theo đuổi tín ngưỡng được cho là vì họ muốn tâm linh được giải thoát, đồng thời có thể thoát khỏi nỗi khổ vô tận khi luân hồi. (Nguồn Sohu)Trong mắt của những người bình thường, những nhà tu hành khổ hạnh cũng giống như những vị thánh sống. Họ không làm việc, sống dựa hoàn toàn vào việc khất thực, sống bên lề xã hội và dành phần lớn thời gian tôn thờ vị thần họ đã chọn. (Nguồn Sohu)Mặc dù nhìn rách rưới nhưng những nhà tu hành khổ hạnh có tầm quan trọng đặc biệt trong xã hội Ấn Độ, đặc biệt là tại các làng mạc và thị trấn nhỏ, nơi gắn liền với truyền thống. Ngoài việc giảng dạy tôn giáo và ban phước lành cho giáo dân, họ thường giúp giải quyết xung đột trong gia đình, khuyên giải con người sống hướng thiện. (Nguồn Sohu)Theo quan niệm, những nhà tu hành khổ hạnh là hiện thân của hình ảnh thiêng liêng của con người, có thể vượt qua mọi khổ cực, khó khăn để theo đuổi mục đích tốt đẹp tối thượng. Theo tín ngưỡng, họ là ánh sáng và là sự giải thoát khỏi kiếp luân hồi. (Nguồn Sohu)
Tại Ấn Độ, những nhà tu hành khổ hạnh được gọi là Sadhu, tạm dịch là thánh nhân. Sở dĩ họ được gọi như vậy bởi lối sống khác biệt hoàn toàn với đồng loại của mình. Những nhà tu hành Ấn Độ thực sự xa rời thế tục, không vướng bận bất cứ điều gì. (Nguồn Sohu)
Thế nhưng, trong thực tế, những nhà tu hành theo kiểu ép xác này sống theo những chuẩn mực được cho là đi ngược lại sự văn minh trong xã hội loài người. (Nguồn Sohu)
Quanh năm suốt tháng họ không tắm rửa, không đánh răng, chẳng gội đầu, không thay quần áo, chỉ mặc những loại vải thường nhất, ăn uống đơn giản nhất có thể và luôn luôn rách rưới, khổ cực. (Nguồn Sohu)
Đối với những nhà tu hành, Chúa trời là tín ngưỡng cả cuộc đời họ. Họ luôn lắng nghe ý kiến của Chúa trời để hành xử trong cuộc sống. (Nguồn Sohu)
Theo đạo Hindu, con người cần phải đi qua nhiều lần luân hồi mới có thể bước vào thiên đường, sống cuộc sống thảnh thơi. Tuy nhiên, nếu có thể tại trần thế chịu khổ cực, không màng đến công danh, thế tục thì sẽ sớm được tới cõi thần hơn. (Nguồn Sohu)
Phương pháp tu hành khổ hạnh ở Ấn Độ đã có mấy ngàn năm lịch sử, hầu hết những nhà tu hành đều là đàn ông. Khi nhận thức được tín ngưỡng cả đời, họ sẽ rời nhà bỏ đi, quyết tâm trở thành "sứ giả của thần linh" hay "người hầu của thần linh". (Nguồn Sohu)
Được biết, trong số các nhà tu hành khổ hạnh không chỉ có những người xuất thân nghèo khó mà còn có rất nhiều người thuộc tầng lớp tư sản, là những người giàu có. Thế nhưng khi giác ngộ tín ngưỡng tôn giáo của mình, họ từ bỏ tất cả mọi xa hoa phù hiếm, ra đi tay trắng. (Nguồn Sohu)
Việc từ bỏ vật chất, theo đuổi tín ngưỡng được cho là vì họ muốn tâm linh được giải thoát, đồng thời có thể thoát khỏi nỗi khổ vô tận khi luân hồi. (Nguồn Sohu)
Trong mắt của những người bình thường, những nhà tu hành khổ hạnh cũng giống như những vị thánh sống. Họ không làm việc, sống dựa hoàn toàn vào việc khất thực, sống bên lề xã hội và dành phần lớn thời gian tôn thờ vị thần họ đã chọn. (Nguồn Sohu)
Mặc dù nhìn rách rưới nhưng những nhà tu hành khổ hạnh có tầm quan trọng đặc biệt trong xã hội Ấn Độ, đặc biệt là tại các làng mạc và thị trấn nhỏ, nơi gắn liền với truyền thống. Ngoài việc giảng dạy tôn giáo và ban phước lành cho giáo dân, họ thường giúp giải quyết xung đột trong gia đình, khuyên giải con người sống hướng thiện. (Nguồn Sohu)
Theo quan niệm, những nhà tu hành khổ hạnh là hiện thân của hình ảnh thiêng liêng của con người, có thể vượt qua mọi khổ cực, khó khăn để theo đuổi mục đích tốt đẹp tối thượng. Theo tín ngưỡng, họ là ánh sáng và là sự giải thoát khỏi kiếp luân hồi. (Nguồn Sohu)