Nhà thần kinh học Sidarta Ribeiro và các cộng sự đến từ Đại học Liên bang Rio Grande do Norte, đã phát hiện ra bạch tuộc dành khoảng nửa thời gian ban ngày để ngủ.Giấc ngủ của bạch tuộc cũng được chia thành các giai đoạn chủ động (active) và bị động (passive). Cứ mỗi 30-40 phút, giấc ngủ bị động này bị gián đoạn bởi một giai đoạn ngủ chủ động ngắn kéo dài từ 1-2 phút.Trong khoảng thời gian ngủ chủ động này, cơ thể bạch tuộc đổi màu sắc và bố cục bề mặt. Mắt và xúc tu của bạch tuộc có chuyển động, các giác hút co lại liên tục. Nói cách khác, đây là khoảng thời gian loài vật này đang mơ ngủ.“Khi chúng tôi kích thích con vật bằng hình ảnh hoặc bằng rung động, nó không hề phản ứng”, nhà khoa học thần kinh Ribeiro nói. Hành động này trái ngược hoàn toàn với hành vi của bạch tuộc lúc tỉnh táo. “Nếu chúng có mơ thật, thì chúng đã mơ được một phút”.Giấc mơ của bạch tuộc (nếu có) không quá phức tạp hay mang hàm ý gì, bởi giai đoạn ngủ chủ động diễn ra rất ngắn. Bạch tuộc có khả năng giải quyết vấn đề giống nhiều loài khác trong đó có linh trưởng. Cũng có thể những giấc mơ giúp bạch tuộc cải thiện khả năng não bộ và đương đầu với vấn đề hóc búa tốt hơn.Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda. Chúng là động vật thân mềm, ngắn có hình oval và sống dưới đáy biển. Hiện nay có đến khoảng 289 đến 300 loài khác nhau đang sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau trên Trái Đất.Kích thước của những con bạch tuộc có thể rất lớn. Thậm chí, một số loài có thể bắt và giết một con cá mập.Không giống các động vật thân mềm khác, phần lớn cấu trúc cơ thể của chúng không xương và không có vỏ cứng bên ngoài. Vì vậy, chúng có thể len lỏi qua các khe đá dưới lòng đại dương một cách dễ dàng.Bạch tuộc có tới 3 trái tim nằm trong phần thân. Hai trái tim có nhiệm vụ bơm máu cho hai mang. Trái tim thứ 3 bơm máu đến toàn bộ cơ thể.Bạch tuộc có thị lực khá tốt nhưng chúng không dùng nó để phân biệt màu sắc. Gắn liền với não là những túi cân bằng giúp thân thể của chúng lúc nào cũng nằm ngang.Bạch tuộc di chuyển bằng cách bơi hoặc bò. Chúng chỉ di chuyển mỗi khi đói hoặc bị đe doạ. Lúc này, chúng sẽ tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành cơ chế phản lực để đẩy cơ thể đi. Tốc độ lúc này của chúng có thể vào khoảng 25km/h.Bạch tuộc được xếp vào loài động vật có trí thông minh cao và có thể hơn bất kỳ loài động vật thân mềm nào. Theo các thí nghiệm, bạch tuộc có một hệ thống trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Chúng có hệ thống thần kinh khá phức tạp. ⅔ nơron thần kinh nằm trong các tua. Các tua này có phản xạ khá phức tạp với sự điều khiển của 3 cấp độ hệ thần kinh. Mời các bạn xem video: Những sát thủ ghê rợn của thế giới động vật.
Nhà thần kinh học Sidarta Ribeiro và các cộng sự đến từ Đại học Liên bang Rio Grande do Norte, đã phát hiện ra bạch tuộc dành khoảng nửa thời gian ban ngày để ngủ.
Giấc ngủ của bạch tuộc cũng được chia thành các giai đoạn chủ động (active) và bị động (passive). Cứ mỗi 30-40 phút, giấc ngủ bị động này bị gián đoạn bởi một giai đoạn ngủ chủ động ngắn kéo dài từ 1-2 phút.
Trong khoảng thời gian ngủ chủ động này, cơ thể bạch tuộc đổi màu sắc và bố cục bề mặt. Mắt và xúc tu của bạch tuộc có chuyển động, các giác hút co lại liên tục. Nói cách khác, đây là khoảng thời gian loài vật này đang mơ ngủ.
“Khi chúng tôi kích thích con vật bằng hình ảnh hoặc bằng rung động, nó không hề phản ứng”, nhà khoa học thần kinh Ribeiro nói. Hành động này trái ngược hoàn toàn với hành vi của bạch tuộc lúc tỉnh táo. “Nếu chúng có mơ thật, thì chúng đã mơ được một phút”.
Giấc mơ của bạch tuộc (nếu có) không quá phức tạp hay mang hàm ý gì, bởi giai đoạn ngủ chủ động diễn ra rất ngắn. Bạch tuộc có khả năng giải quyết vấn đề giống nhiều loài khác trong đó có linh trưởng. Cũng có thể những giấc mơ giúp bạch tuộc cải thiện khả năng não bộ và đương đầu với vấn đề hóc búa tốt hơn.
Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda. Chúng là động vật thân mềm, ngắn có hình oval và sống dưới đáy biển. Hiện nay có đến khoảng 289 đến 300 loài khác nhau đang sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau trên Trái Đất.
Kích thước của những con bạch tuộc có thể rất lớn. Thậm chí, một số loài có thể bắt và giết một con cá mập.
Không giống các động vật thân mềm khác, phần lớn cấu trúc cơ thể của chúng không xương và không có vỏ cứng bên ngoài. Vì vậy, chúng có thể len lỏi qua các khe đá dưới lòng đại dương một cách dễ dàng.
Bạch tuộc có tới 3 trái tim nằm trong phần thân. Hai trái tim có nhiệm vụ bơm máu cho hai mang. Trái tim thứ 3 bơm máu đến toàn bộ cơ thể.
Bạch tuộc có thị lực khá tốt nhưng chúng không dùng nó để phân biệt màu sắc. Gắn liền với não là những túi cân bằng giúp thân thể của chúng lúc nào cũng nằm ngang.
Bạch tuộc di chuyển bằng cách bơi hoặc bò. Chúng chỉ di chuyển mỗi khi đói hoặc bị đe doạ. Lúc này, chúng sẽ tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành cơ chế phản lực để đẩy cơ thể đi. Tốc độ lúc này của chúng có thể vào khoảng 25km/h.
Bạch tuộc được xếp vào loài động vật có trí thông minh cao và có thể hơn bất kỳ loài động vật thân mềm nào. Theo các thí nghiệm, bạch tuộc có một hệ thống trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Chúng có hệ thống thần kinh khá phức tạp. ⅔ nơron thần kinh nằm trong các tua. Các tua này có phản xạ khá phức tạp với sự điều khiển của 3 cấp độ hệ thần kinh.
Mời các bạn xem video: Những sát thủ ghê rợn của thế giới động vật.