Rùng mình “sát thủ giết người” trong suốt đáng sợ nhất dưới đại dương

Google News

Ngoài khả năng cướp mạng sống của người, sứa hộp (còn gọi là ong bắp cày biển) còn có nhiều đặc điểm khiến giới khoa học ngạc nhiên.

Sứa hộp là loài sinh vật kỳ lạ. Livescience cho biết, nhiều con có tới 24 mắt. Tuy con đực và con cái không chạm vào vào nhau khi giao phối, nhưng chúng lại thả một lượng lớn trứng và tinh trùng vào nước biển. Sau đó quá trình thụ tinh tự diễn ra.
Rung minh “sat thu giet nguoi” trong suot dang so nhat duoi dai duong

Với con người thì điều đáng chú ý ở loài sứa này là chúng có thể gây tử vong. Nhưng bởi loài sứa hộp không để lại hóa thạch rõ ràng và cũng có rất ít tư liệu trong các bảo tàng nên giới khoa học chưa biết nhiều về lịch sử tiến hóa của chúng và mối liên hệ giữa các chủng loài với nhau.
Hiện nay, các nhà khoa học đã thu thập được những thông tin mới về sự phân loài, mối liên hệ và quá trình tiến hóa của loài sinh vật biển có thể giết chết người này. Đây là những phát hiện có thể giúp các nhà nghiên cứu tạo ra loại chất kháng độc duy trì sự sống.Sát thủ trong suốt dưới đại dương
Rung minh “sat thu giet nguoi” trong suot dang so nhat duoi dai duong-Hinh-2
Một con sứa hộp Chironex fleckeri. (Ảnh: wordpress.com.)

Sứa hộp, hay còn gọi là ong bắp cày biển, ngòi độc, hay sứa lửa, sống chủ yếu ở những vùng nước ấm trên khắp thế giới.
Chúng có đường kính tối đa 30 cm, sứa hộp có tới 60 chiếc xúc tu trên tổng chiều dài thân hơn 4,5 m, nhưng dù cơ thể khá to con người vẫn khó nhìn thấy chúng.
Sát thủ trong suốt dưới đại dương
Trong đó, mỗi xúc tu có 5.000 tế bào ngòi độc và lượng nọc độc. Chúng mang đủ sức “hạ gục” 60 người chỉ trong vài phút.
Theo ước tính của các chuyên gia, hơn 100 người tử vong/mỗi năm trên toàn cầu do bị một số loài ong bắp cày biển chích.
Theo Livescience, chúng tập trung nhiều ở Australia, Philippines và vùng đông nam Á. Nhưng con người cũng có thể tìm thấy chúng ở Hawai, Mỹ và bờ biển phía Đông nước này. Có loài vô hại, song lại có những loài có thể gây chết người chỉ trong vài phút.
Rung minh “sat thu giet nguoi” trong suot dang so nhat duoi dai duong-Hinh-3
 
Được gọi là sứa hộp vì hình dáng bên ngoài giống chiếc hộp, loài sứa này thuộc họ Cubozoa, lớp Cnidaria. Chúng giống hải quỳ, san hô, và những loài sứa độc khác ở chỗ tất cả đều có những túi chứa ngòi châm độc.
Loài sứa hộp Australia (Chironex fleckeri) là loài sứa hộp lớn nhất và được cho là loài sinh vật biển đáng sợ nhất bởi những cái ngòi độc chết người. Họ hàng gần gũi với chúng - sứa Chironex yamaguchii - đã gây ra nhiều trường hợp tử vong tại Nhật Bản và Philipinnes.
Carukia barnesi là một loài nhỏ hơn và có khả năng gây ra hội chứng Irukandji (đau lưng dưới dữ dội, đau đầu, buồn nôn và đôi khi cả bị cảm giác chết chóc ám ảnh). Nhưng hội chứng này thường thường không đe dọa đến tính mạng. Những triệu chứng tương tự cũng có thể do một số loại sứa hộp khác gây ra.
Rung minh “sat thu giet nguoi” trong suot dang so nhat duoi dai duong-Hinh-4
 
Qua ADN lấy từ các mẫu mô, các nhà nghiên cứu đã tiến hành những thí nghiệm và kĩ thuật phân tích gene để tìm ra quá trình tiến hóa của các loài sứa, độc tính của chúng và phân loại những loài chưa được biết đến. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sứa hộp có thể chứa những protein đặc biệt giúp tạo ra chất kháng độc.
Theo Allen Collins, một nhà nghiên cứu tại Cơ quan Khí quyển và Hải dương quốc gia Mỹ (NOAA), “Biết rõ những loại sứa hộp nào có họ hàng với nhau sẽ rất hữu ích trong việc dự đoán về những loại còn chưa được biết tới nhiều. Một chất kháng được độc loài này cũng có thể kháng được độc loài khác.”
Sứa có mặt ở khắp nơi trong đại dương, nhưng sứa hộp lại không như những loài khác. Một số loài sứa hộp chỉ sống ở Đại Tây Dương, số khác ở Thái Bình Dương, và một vài loài ở Ấn Độ Dương.
Các nhà nghiên cứu của NOAA cho biết: “Dường như trở ngại về địa lý đã cô lập các loài với nhau và chúng cũng có vẻ không di chuyển ra khỏi môi trường sống quen thuộc. Một số loài được tìm thấy ở cả ba đại dương. Điều đó cho thấy chúng có thể sống được ở những vùng biển nhiệt đới khắp trên khắp thế giới"
Theo khoahoc.tv

Bình luận(0)