Nhiếp ảnh gia Patrick Castleberry 51 tuổi đã may mắn chụp được những tấm ảnh hiếm hoi cảnh cá sấu Nam Mỹ nặng hơn một tấn nhưng vẫn không thể phá vỡ được mai rùa với sức mạnh đáng gờm của mình để thỏa mãn cơn đói.
Khi nhìn thấy cảnh cá sấu ngoạm chặt con rùa, ông Castleberry đã nghĩ rằng chú rùa này sẽ bị làm thịt nhưng nó không phải là đối thủ dễ dàng bị cá sấu to lớn, dữ tợn bắt nạt.
Ông Castleberry tâm sự rằng: “Tôi nhìn thấy con cá sấu ngoạm chặt chú rùa trong hàm răng sắc nhọn và rất khỏe để làm vỡ mai của nó. Nhưng nó đã thua một con vật nhỏ bé và bỏ cuộc để lại con rùa đó trên bờ. Con cá sấu bỏ đi và nghĩ rằng chú rùa đó đã chết nhưng thật may mắn con vật đó vẫn bình an và lại trở xuống nước bơi bình thường”.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mai rùa có thể chịu được sức ép của các lực lớn và rất khó bị phá vỡ. Để chụp được những tấm ảnh động vật hoang dã đẹp có một không hai như vậy, các nhiếp ảnh gia thường xuyên dành nhiều giờ "ăn đợi, nằm chờ" và ngụy trang để có thể đến gần những con vật nguy hiểm để chộp được những khoảnh khắc đắt giá nhất.
Rùa không phải là con vật duy nhât thoát chết khỏi miệng cá sấu. Một chú khỉ bị cá sấu ngoạm đầu định nuốt chửng vào bụng nhưng nhờ khéo xoay sở nó vẫn có thể thoát thân an toàn. Trong lúc sống còn, con khỉ leo lên đầu cá sấu, dùng chân đạp mạnh vào mắt con vật hung dữ đó. Nhà hành động mưu trí, dũng cảm đó, chú khỉ đã thoát khỏi miệng sắc nhọn của tử thần.
Hai nhiếp ảnh gia Jonathan và Angela Scott cũng đã chụp được cảnh tượng hiếm thấy linh dương thoát chết khỏi miệng cá sấu ở dòng sông Mara, nằm trong khu bảo tồn động vật hoang dã Masai Mara ở Kenya. Một con linh dương dũng cảm đơn độc lội xuống nước để vượt sông đã nhảy qua đầu 2 con cá sấu với hai chiếc miệng mở sẵn để đớp mồi. Đây cũng là một trong rất ít con vật thoát chết khỏi miệng cá sấu.
Nhiếp ảnh gia Patrick Castleberry 51 tuổi đã may mắn chụp được những tấm ảnh hiếm hoi cảnh cá sấu Nam Mỹ nặng hơn một tấn nhưng vẫn không thể phá vỡ được mai rùa với sức mạnh đáng gờm của mình để thỏa mãn cơn đói.
Khi nhìn thấy cảnh cá sấu ngoạm chặt con rùa, ông Castleberry đã nghĩ rằng chú rùa này sẽ bị làm thịt nhưng nó không phải là đối thủ dễ dàng bị cá sấu to lớn, dữ tợn bắt nạt.
Ông Castleberry tâm sự rằng: “Tôi nhìn thấy con cá sấu ngoạm chặt chú rùa trong hàm răng sắc nhọn và rất khỏe để làm vỡ mai của nó. Nhưng nó đã thua một con vật nhỏ bé và bỏ cuộc để lại con rùa đó trên bờ. Con cá sấu bỏ đi và nghĩ rằng chú rùa đó đã chết nhưng thật may mắn con vật đó vẫn bình an và lại trở xuống nước bơi bình thường”.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mai rùa có thể chịu được sức ép của các lực lớn và rất khó bị phá vỡ. Để chụp được những tấm ảnh động vật hoang dã đẹp có một không hai như vậy, các nhiếp ảnh gia thường xuyên dành nhiều giờ "ăn đợi, nằm chờ" và ngụy trang để có thể đến gần những con vật nguy hiểm để chộp được những khoảnh khắc đắt giá nhất.
Rùa không phải là con vật duy nhât thoát chết khỏi miệng cá sấu. Một chú khỉ bị cá sấu ngoạm đầu định nuốt chửng vào bụng nhưng nhờ khéo xoay sở nó vẫn có thể thoát thân an toàn.
Trong lúc sống còn, con khỉ leo lên đầu cá sấu, dùng chân đạp mạnh vào mắt con vật hung dữ đó. Nhà hành động mưu trí, dũng cảm đó, chú khỉ đã thoát khỏi miệng sắc nhọn của tử thần.
Hai nhiếp ảnh gia Jonathan và Angela Scott cũng đã chụp được cảnh tượng hiếm thấy linh dương thoát chết khỏi miệng cá sấu ở dòng sông Mara, nằm trong khu bảo tồn động vật hoang dã Masai Mara ở Kenya.
Một con linh dương dũng cảm đơn độc lội xuống nước để vượt sông đã nhảy qua đầu 2 con cá sấu với hai chiếc miệng mở sẵn để đớp mồi. Đây cũng là một trong rất ít con vật thoát chết khỏi miệng cá sấu.