Loài rắn kịch độc như rắn hổ mang chúa từng “đua nhau” chiếm nhà dân ở vùng Bhopal, Ấn Độ. Tháng 7/2014, nhiệt độ ở Bohpal, Ấn Độ liên tục tăng cao khiến rất nhiều loài rắn bò ra khỏi ổ của chúng để chui vào nhà dân tránh nóng. Rắn hổ mang bò vào nhà dân ở Bohpal khiến nhiều người hoang mang. Họ phải thuê chuyên gia về rắn tới trợ giúp để xua đuổi những "kẻ lạ mặt" ra khỏi nhà. Loài rắn độc tràn vào mọi ngóc ngách trong nhà. Những con vật bị bắt, nhốt lại và chờ thời điểm thích hợp để thả chúng trở lại tự nhiên. Tháng 10/2014, một gia đình ở thành phố Regina, Saskatchewan, Canada không khỏi kinh ngạc khi tìm thấy hơn 100 con rắn từ khắp các ngõ ngách trong nhà. Cơ quan xử lý động vật bắt được 102 con rắn với chiều dài từ 22cm tới gần 100cm và họ phải dùng tới 5 chiếc thùng mới đựng hết số bò sát tìm thấy. Việc cả hàng chục con rắn xâm nhập nhà dân là chuyện thường thấy ở Regina, Canada, bởi vào khoảng thời gian cuối năm, rắn bò từ rừng, núi xuống các khu vực thấp. Nhà dân là chỗ lý tưởng để chúng ẩn náu. Hàng ngàn con rắn xâm lấn thị trấn Naperville, ngoại ô Chicago, Mỹ. Cảnh tượng kinh sợ diễn ra vào đầu tháng 7/2014. Các con rắn với đủ loại kích cỡ được nhìn thấy ở khắp mọi nơi, trên bậc thềm nhà, trên vỉa hè, trong bụi cây, tại công viên và trong sân. Nạn rắn “xâm chiếm” nhà dân khiến các cư dân ở ngoại ô Naperville vô cùng lo sợ. Những con rắn không hề sợ bất kỳ ai. Giới truyền thông ở Naperville lúc bấy giờ phải nâng mức cảnh báo rắn xuất hiện thành “một mối đe dọa từ rắn”. Cơ quan kiểm soát động vật Naperville ước tính có hơn 140.000 con rắn đã tràn về khu dân cư vào thời điểm đó. Trong trận lụt lớn tại dòng sông River Benue vào tháng 10/2012 ở Cameroon, một loạt loài rắn độc “nổi loạn”, trong đó có rắn hổ mang, tràn vào khu dân cư, cắn chết hơn 200 người dân ở huyện Duguri. Ảnh minh họa. Tháng 4/2011, khoảng 75.000 dân ở Brisbane, bang Queensland, Australia phải đối mặt với cơn ác mộng khi hàng đàn rắn theo dòng nước lũ tiến về thành phố. Chúng tìm chỗ khô ráo để ẩn náu trong mùa lũ. Trong đàn rắn xâm lấn Brisbane, có cả những con rắn độc thuộc loại rắn hổ như rắn nâu, rắn đen bụng đỏ, treo mình trên những cành cây hoặc trốn trong các góc nhà. Khoảng 200 người buộc phải sơ tán khỏi nhà để tránh loài bò sát này. Đầu tháng 9/2010, dân làng Xianling, tây nam Trùng Khánh, Trung Quốc kinh hãi phát hiện một đàn rắn hổ mang mới nở đã trốn thoát khỏi lồng ấp và tràn ra ngoài. Rắn bò vào nhà bếp, nhà vệ sinh, trườn trước sân trong sự hoảng sợ của người dân. Thảm họa tự nhiên xảy ra tại thành phố St. Pierre, thuộc hòn đảo Martinique, ở vùng Caribe vào năm 1902. Hàng trăm con rắn Mũi thương bụng đói cồn cào, tràn xuống đường phố giết chết hàng chục người dân và vô số vật nuôi. Năm 1902, ngọn núi lửa trên núi Bald ở Martininque, cách St.Piere 6km, hoạt động bất thường. Tới đầu tháng 5/1902, một trận mưa đã trút xuống khi ngọn núi lửa vẫn đang bốc khói, nước mưa kết hợp với mùi lưu huỳnh lan trên mặt đất và trong không khí buộc hàng trăm con rắn Mũi thương (Fer-de lance snake) cùng hàng ngàn con chuột trên ngọn núi phải tháo chạy khỏi vùng có núi lửa hoạt động. Ảnh: Thảm họa núi lửa ở St.Piere năm 1902. Loài rắn Aesculapian là nỗi ám ảnh của người dân London, Anh khi số lượng của chúng tăng cao trong thành phố. Quần thể đông nhất tập trung một bầy lên tới 30 con ở kênh đào Regent, London. Được biết, loài rắn xâm lấn này có thể đã sống ở thành phố một cách hòa bình trong nhiều thập kỷ sau khi thoát khỏi vườn thú địa phương.
Loài rắn kịch độc như rắn hổ mang chúa từng “đua nhau” chiếm nhà dân ở vùng Bhopal, Ấn Độ. Tháng 7/2014, nhiệt độ ở Bohpal, Ấn Độ liên tục tăng cao khiến rất nhiều loài rắn bò ra khỏi ổ của chúng để chui vào nhà dân tránh nóng.
Rắn hổ mang bò vào nhà dân ở Bohpal khiến nhiều người hoang mang. Họ phải thuê chuyên gia về rắn tới trợ giúp để xua đuổi những "kẻ lạ mặt" ra khỏi nhà.
Loài rắn độc tràn vào mọi ngóc ngách trong nhà. Những con vật bị bắt, nhốt lại và chờ thời điểm thích hợp để thả chúng trở lại tự nhiên.
Tháng 10/2014, một gia đình ở thành phố Regina, Saskatchewan, Canada không khỏi kinh ngạc khi tìm thấy hơn 100 con rắn từ khắp các ngõ ngách trong nhà. Cơ quan xử lý động vật bắt được 102 con rắn với chiều dài từ 22cm tới gần 100cm và họ phải dùng tới 5 chiếc thùng mới đựng hết số bò sát tìm thấy.
Việc cả hàng chục con rắn xâm nhập nhà dân là chuyện thường thấy ở Regina, Canada, bởi vào khoảng thời gian cuối năm, rắn bò từ rừng, núi xuống các khu vực thấp. Nhà dân là chỗ lý tưởng để chúng ẩn náu.
Hàng ngàn con rắn xâm lấn thị trấn Naperville, ngoại ô Chicago, Mỹ. Cảnh tượng kinh sợ diễn ra vào đầu tháng 7/2014. Các con rắn với đủ loại kích cỡ được nhìn thấy ở khắp mọi nơi, trên bậc thềm nhà, trên vỉa hè, trong bụi cây, tại công viên và trong sân.
Nạn rắn “xâm chiếm” nhà dân khiến các cư dân ở ngoại ô Naperville vô cùng lo sợ. Những con rắn không hề sợ bất kỳ ai. Giới truyền thông ở Naperville lúc bấy giờ phải nâng mức cảnh báo rắn xuất hiện thành “một mối đe dọa từ rắn”. Cơ quan kiểm soát động vật Naperville ước tính có hơn 140.000 con rắn đã tràn về khu dân cư vào thời điểm đó.
Trong trận lụt lớn tại dòng sông River Benue vào tháng 10/2012 ở Cameroon, một loạt loài rắn độc “nổi loạn”, trong đó có rắn hổ mang, tràn vào khu dân cư, cắn chết hơn 200 người dân ở huyện Duguri. Ảnh minh họa.
Tháng 4/2011, khoảng 75.000 dân ở Brisbane, bang Queensland, Australia phải đối mặt với cơn ác mộng khi hàng đàn rắn theo dòng nước lũ tiến về thành phố. Chúng tìm chỗ khô ráo để ẩn náu trong mùa lũ.
Trong đàn rắn xâm lấn Brisbane, có cả những con rắn độc thuộc loại rắn hổ như rắn nâu, rắn đen bụng đỏ, treo mình trên những cành cây hoặc trốn trong các góc nhà. Khoảng 200 người buộc phải sơ tán khỏi nhà để tránh loài bò sát này.
Đầu tháng 9/2010, dân làng Xianling, tây nam Trùng Khánh, Trung Quốc kinh hãi phát hiện một đàn rắn hổ mang mới nở đã trốn thoát khỏi lồng ấp và tràn ra ngoài. Rắn bò vào nhà bếp, nhà vệ sinh, trườn trước sân trong sự hoảng sợ của người dân.
Thảm họa tự nhiên xảy ra tại thành phố St. Pierre, thuộc hòn đảo Martinique, ở vùng Caribe vào năm 1902. Hàng trăm con rắn Mũi thương bụng đói cồn cào, tràn xuống đường phố giết chết hàng chục người dân và vô số vật nuôi.
Năm 1902, ngọn núi lửa trên núi Bald ở Martininque, cách St.Piere 6km, hoạt động bất thường. Tới đầu tháng 5/1902, một trận mưa đã trút xuống khi ngọn núi lửa vẫn đang bốc khói, nước mưa kết hợp với mùi lưu huỳnh lan trên mặt đất và trong không khí buộc hàng trăm con rắn Mũi thương (Fer-de lance snake) cùng hàng ngàn con chuột trên ngọn núi phải tháo chạy khỏi vùng có núi lửa hoạt động. Ảnh: Thảm họa núi lửa ở St.Piere năm 1902.
Loài rắn Aesculapian là nỗi ám ảnh của người dân London, Anh khi số lượng của chúng tăng cao trong thành phố. Quần thể đông nhất tập trung một bầy lên tới 30 con ở kênh đào Regent, London. Được biết, loài rắn xâm lấn này có thể đã sống ở thành phố một cách hòa bình trong nhiều thập kỷ sau khi thoát khỏi vườn thú địa phương.