Rắn lục đuôi đỏ có tên khác là rắn lục đầu dồ vì phần đầu lớn hơn rất nhiều so với thân. Một con trưởng thành thường nặng hơn 300 gr, dài khoảng 60 cm. Thời gian gần đây, tình trạng loài bò sát này tấn công người xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung. Các bệnh viện tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa đã cấp cứu cho hàng trăm người bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Tại TP HCM, theo thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy, tính từ tháng 12/2013 - 12/2014 đã tiếp nhận 779 ca nhập viện do rắn cắn, trong đó nạn nhân của rắn lục đuôi đỏ là 492 người. Theo Trung tá Vũ Ngọc Lương - Chuyên gia nghiên cứu rắn của trại Đồng Tâm (Tiền Giang) - việc người dân bị rắn đầu dồ cắn tăng cao là do loài này sống gần với con người hơn những loài có nọc độc khác. Tuy nhiên nọc của chúng không nguy hiểm như hổ mang đất, hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia hay rắn biển. Trong ảnh: Chuyên gia trại Đồng Tâm bắt rắn lục đuôi đỏ đưa đi lấy nọc. "Hiện tại Việt Nam đã sản xuất được huyết thanh chữa rắn cắn, nên việc điều trị thương tích do loài này gây ra không khó khăn. Các nạn nhân bị cắn chuyển biến nguy hiểm đến tính mạng là do sơ cứu không đúng cách và chậm chuyển đến bệnh viện", Trung tá Lương cho biết. Trong ảnh: Một con rắn lục đuôi đỏ thủ thế tấn công khi bị chạm vào. Trại Đồng Tâm đang nuôi hàng ngàn con rắn lục đuôi đỏ để lấy nọc làm huyết thanh và làm thức ăn cho hơn 100 con rắn hổ mang chúa đang được chăm sóc, bảo tồn tại đây. Trong ảnh: Chuyên gia dùng kẹp nhỏ cố định đầu rắn lục đuôi đỏ. Đối với rắn lục đuôi đỏ, chỉ có con trưởng thành, có sức khỏe, cân nặng.... đáp ứng tiêu chuẩn mới được lấy nọc. Theo các chuyên gia của trại, mỗi loại rắn độc đều có tiêu chuẩn riêng cho việc lấy nọc làm huyết thanh và sản xuất thuốc. Đối với rắn hổ mang chúa phải đủ 2 tuổi, nặng trên 2 kg; còn rắn hổ mang đất phải trên 1 tuổi và nặng hơn 0,5 kg. Các chuyên gia áp miệng rắn vào ly để nó phóng nọc vào bên trong. Hai chiếc răng của rắn lục đuôi đỏ rất dài. Khi cắn vào thành ly, nọc sẽ theo răng chảy ra. Lúc loài này mang thai, nọc của chúng độc hơn nhiều so với bình thường. Một lần lấy nọc diễn ra chưa đầy 1 phút/con. Lượng nọc độc mỗi lần thu chỉ vài ml/con. Chúng sẽ cho nọc theo chu kỳ 3 tháng/lần, mỗi năm 4 lần. Chuyên gia trại Đồng Tâm kiểm tra nọc độc của vừa lấy của rắn lục đuôi đỏ. Đây là nọc "thô", muốn sử dụng làm huyết thanh và các sản phẩm khác thì phải qua quy trình bảo quản và điều chế rất phức tạp. Hiện trại Đồng Tâm là nơi cung cấp nọc độc rắn cho các viện, trung tâm điều chế huyết thanh trên cả nước.
Rắn lục đuôi đỏ có tên khác là rắn lục đầu dồ vì phần đầu lớn hơn rất nhiều so với thân. Một con trưởng thành thường nặng hơn 300 gr, dài khoảng 60 cm. Thời gian gần đây, tình trạng loài bò sát này tấn công người xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung. Các bệnh viện tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa đã cấp cứu cho hàng trăm người bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Tại TP HCM, theo thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy, tính từ tháng 12/2013 - 12/2014 đã tiếp nhận 779 ca nhập viện do rắn cắn, trong đó nạn nhân của rắn lục đuôi đỏ là 492 người.
Theo Trung tá Vũ Ngọc Lương - Chuyên gia nghiên cứu rắn của trại Đồng Tâm (Tiền Giang) - việc người dân bị rắn đầu dồ cắn tăng cao là do loài này sống gần với con người hơn những loài có nọc độc khác. Tuy nhiên nọc của chúng không nguy hiểm như hổ mang đất, hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia hay rắn biển. Trong ảnh: Chuyên gia trại Đồng Tâm bắt rắn lục đuôi đỏ đưa đi lấy nọc.
"Hiện tại Việt Nam đã sản xuất được huyết thanh chữa rắn cắn, nên việc điều trị thương tích do loài này gây ra không khó khăn. Các nạn nhân bị cắn chuyển biến nguy hiểm đến tính mạng là do sơ cứu không đúng cách và chậm chuyển đến bệnh viện", Trung tá Lương cho biết. Trong ảnh: Một con rắn lục đuôi đỏ thủ thế tấn công khi bị chạm vào.
Trại Đồng Tâm đang nuôi hàng ngàn con rắn lục đuôi đỏ để lấy nọc làm huyết thanh và làm thức ăn cho hơn 100 con rắn hổ mang chúa đang được chăm sóc, bảo tồn tại đây. Trong ảnh: Chuyên gia dùng kẹp nhỏ cố định đầu rắn lục đuôi đỏ.
Đối với rắn lục đuôi đỏ, chỉ có con trưởng thành, có sức khỏe, cân nặng.... đáp ứng tiêu chuẩn mới được lấy nọc.
Theo các chuyên gia của trại, mỗi loại rắn độc đều có tiêu chuẩn riêng cho việc lấy nọc làm huyết thanh và sản xuất thuốc. Đối với rắn hổ mang chúa phải đủ 2 tuổi, nặng trên 2 kg; còn rắn hổ mang đất phải trên 1 tuổi và nặng hơn 0,5 kg.
Các chuyên gia áp miệng rắn vào ly để nó phóng nọc vào bên trong. Hai chiếc răng của rắn lục đuôi đỏ rất dài. Khi cắn vào thành ly, nọc sẽ theo răng chảy ra. Lúc loài này mang thai, nọc của chúng độc hơn nhiều so với bình thường. Một lần lấy nọc diễn ra chưa đầy 1 phút/con.
Lượng nọc độc mỗi lần thu chỉ vài ml/con. Chúng sẽ cho nọc theo chu kỳ 3 tháng/lần, mỗi năm 4 lần.
Chuyên gia trại Đồng Tâm kiểm tra nọc độc của vừa lấy của rắn lục đuôi đỏ. Đây là nọc "thô", muốn sử dụng làm huyết thanh và các sản phẩm khác thì phải qua quy trình bảo quản và điều chế rất phức tạp. Hiện trại Đồng Tâm là nơi cung cấp nọc độc rắn cho các viện, trung tâm điều chế huyết thanh trên cả nước.