Gần đây, loài rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường tại các khu dân cư ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ngoài ra, nó còn rải rác xuất hiện ở các xã khác liền kề khiến người dân hoang mang, chính quyền đau đầu nghĩ biện pháp đối phó. Rắn lục đuôi đỏ có tên khoa học là Trimeresurus albolabris, thuộc họ Rắn lục (Viperidae), là một trong các loài rắn có nọc độc cực mạnh. Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. Loài rắn này có thân màu xanh và đuôi nâu đỏ, trung bình nặng khoảng 300 gram. Tổng chiều dài rắn đực là 600 mm, rắn cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm. Rắn lục đuôi đỏ là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục, chỉ có loài này đẻ con, thay vì sinh sản bằng cách ấp trứng. Trứng rắn lục đuôi đỏ được thụ tinh ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú. Trong thời gian ấp trứng, rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường. Lúc sinh con thì phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra. Đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ. Lúc rắn mẹ mang thai thì nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất do cấu tạo đặc biệt. Mỗi lứa đẻ của rắn lục gồm từ 7 đến 16 rắn con có đặc điểm giống hệt rắn trưởng thành, dài 12 - 18cm. Loài rắn này thường cư ngụ vào ban đêm trên mặt đất và nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày. Thị lực của chúng rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại ban ngày lại yếu. Da chúng có màu xanh để có thể dễ dàng ngụy trang. Vết cắn này của loài này có thể gây ra nhiều vết thương nguy hiểm.
Gần đây, loài rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường tại các khu dân cư ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ngoài ra, nó còn rải rác xuất hiện ở các xã khác liền kề khiến người dân hoang mang, chính quyền đau đầu nghĩ biện pháp đối phó.
Rắn lục đuôi đỏ có tên khoa học là Trimeresurus albolabris, thuộc họ Rắn lục (Viperidae), là một trong các loài rắn có nọc độc cực mạnh.
Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa.
Loài rắn này có thân màu xanh và đuôi nâu đỏ, trung bình nặng khoảng 300 gram. Tổng chiều dài rắn đực là 600 mm, rắn cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm.
Rắn lục đuôi đỏ là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục, chỉ có loài này đẻ con, thay vì sinh sản bằng cách ấp trứng.
Trứng rắn lục đuôi đỏ được thụ tinh ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú. Trong thời gian ấp trứng, rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường. Lúc sinh con thì phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra. Đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ.
Lúc rắn mẹ mang thai thì nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất do cấu tạo đặc biệt.
Mỗi lứa đẻ của rắn lục gồm từ 7 đến 16 rắn con có đặc điểm giống hệt rắn trưởng thành, dài 12 - 18cm.
Loài rắn này thường cư ngụ vào ban đêm trên mặt đất và nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày. Thị lực của chúng rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại ban ngày lại yếu.
Da chúng có màu xanh để có thể dễ dàng ngụy trang.
Vết cắn này của loài này có thể gây ra nhiều vết thương nguy hiểm.