Mới đây, cặp vợ chồng vợ chồng người Pháp là Laurent và Dominique Renaud phát hiện một con hà mã hồng cực hiếm ở khu dự trữ, bảo tồn thiên nhiên quốc gia Masai Mara, Kenya, Nam Phi. Đặc biệt, con hà mã hồng này đã trưởng thành và dường như không bị phân biệt đối xử.Laurent và Dominique Renaud đã nhanh tay chụp lại những hình ảnh về con hà mã quý hiếm này giới thiệu để nhiều người biết đến.Theo các nhà khoa học, con hà mã hồng quý hiếm này bị mắc hội chứng Leucism, đây là loại kiểu hình khiếm khuyết tế bào sắc tố khác biệt, làm suy giảm hoặc mất sắc tố không hoàn toàn nói đơn giản là tế bào sắc tố ở những con vật mắc hội chứng này phát triển không đúng cách, tuy nhiên, không ảnh hưởng đến đôi mắt nên chúng không bị giảm thị lực.Mặc dù vậy khi mắc phải hội chứng Leucism, cơ hội sống sót, sinh tồn trong thiên nhiên hoang dã của những động vật này giảm đi nhiều do sự khác biệt có thể dẫn tới việc bị đồng loại kỳ thị, cô lập, trở thành đối tượng nổi bật dễ bị săn giết. Thậm chí nếu không chết vì bị săn đuổi, những con vật này cũng có thể bị cháy nắng, ung thư da.Tuy vậy, hà mã hồng dường như bình an vô sự bởi chúng có kích thước khổng lồ, đủ lớn để tự vệ, chống lại những kẻ săn mồi khác. Hơn nữa, chúng lại có tuyến mồ hôi có thể ngăn chặn tia UV từ ánh nắng mặt trời.Trước con hà mã hồng ở Kenya, người ta cũng đã từng nhìn thấy một con hà mã con cũng có màu hồng toàn thân ở công viên quốc gia South Luangwa, Zambia.Tuy vậy, con hà mã hồng này còn bé nên khả năng cạnh tranh sinh tồn của nó không mấy cao so với con hà mã ở Kenya.Hà mã hồng đi đâu cũng có mẹ đi theo để bảo vệ.
Mới đây, cặp vợ chồng vợ chồng người Pháp là Laurent và Dominique Renaud phát hiện một con hà mã hồng cực hiếm ở khu dự trữ, bảo tồn thiên nhiên quốc gia Masai Mara, Kenya, Nam Phi. Đặc biệt, con hà mã hồng này đã trưởng thành và dường như không bị phân biệt đối xử.
Laurent và Dominique Renaud đã nhanh tay chụp lại những hình ảnh về con hà mã quý hiếm này giới thiệu để nhiều người biết đến.
Theo các nhà khoa học, con hà mã hồng quý hiếm này bị mắc hội chứng Leucism, đây là loại kiểu hình khiếm khuyết tế bào sắc tố khác biệt, làm suy giảm hoặc mất sắc tố không hoàn toàn nói đơn giản là tế bào sắc tố ở những con vật mắc hội chứng này phát triển không đúng cách, tuy nhiên, không ảnh hưởng đến đôi mắt nên chúng không bị giảm thị lực.
Mặc dù vậy khi mắc phải hội chứng Leucism, cơ hội sống sót, sinh tồn trong thiên nhiên hoang dã của những động vật này giảm đi nhiều do sự khác biệt có thể dẫn tới việc bị đồng loại kỳ thị, cô lập, trở thành đối tượng nổi bật dễ bị săn giết. Thậm chí nếu không chết vì bị săn đuổi, những con vật này cũng có thể bị cháy nắng, ung thư da.
Tuy vậy, hà mã hồng dường như bình an vô sự bởi chúng có kích thước khổng lồ, đủ lớn để tự vệ, chống lại những kẻ săn mồi khác. Hơn nữa, chúng lại có tuyến mồ hôi có thể ngăn chặn tia UV từ ánh nắng mặt trời.
Trước con hà mã hồng ở Kenya, người ta cũng đã từng nhìn thấy một con hà mã con cũng có màu hồng toàn thân ở công viên quốc gia South Luangwa, Zambia.
Tuy vậy, con hà mã hồng này còn bé nên khả năng cạnh tranh sinh tồn của nó không mấy cao so với con hà mã ở Kenya.
Hà mã hồng đi đâu cũng có mẹ đi theo để bảo vệ.