Hành vi giao phối của các loại côn trùng đã được nghiên cứu rộng rãi từ lâu. Tuy nhiên, hóa thạch có cảnh giao phối của côn trùng là cực hiếm.
|
Hóa thạch hai con côn trùng trong tư thế giao phối. (Ảnh: Đại học Sư phạm Bắc Kinh) |
Hiếm hóa thạch gây hạn chế đáng kể trong việc nghiên cứu về tư thế giao phối, định hướng cơ quan sinh dục hay sự tiến hóa của hành vi giao phối trong kỷ Đại trung sinh.
Mẫu hóa thạch côn trùng giao phối mới được tìm thấy ở khu tự trị Nội Mông ở Trung Quốc trong tư thế mặt đối mặt. Khúc bụng của con đực xoắn và uốn cong trong quá trình giao phối. Dựa trên hóa thạch, có thể thấy, cơ quan sinh dục của con đực và cái có cấu trúc đối xứng, giống như giống côn trùng hiện nay.
Nhóm nghiên cứu cho rằng cặp côn trùng này đang giao phối thì một núi lửa gần đấy phun trào khiến chúng bị chết vì khí độc núi lửa. Sau đó, xác chúng được thổi rơi xuống đáy hồ và hóa thạch tới nay.