Trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện khí phosphine - hợp chất hóa học giữa phốt pho và hydro - trong bầu khí quyển của sao Kim và cho rằng nó có thể đóng vai trò như một dấu hiệu sinh học của sự sống.Tuy nhiên, mới đây nghiên cứu đến từ Đại học Cornell, Mỹ lại chỉ ra rằng khí phosphine đến từ hoạt động địa chất, có thể những ngọn núi lửa vẫn đang phun trào trên sao Kim.Kết luận này được đưa ra sau khi Lunine cùng cộng sự kiểm tra các quan sát từ kính viễn vọng mặt đất bước sóng dưới milimet James Clerk Maxwell trên đỉnh Mauna Kea ở Hawaii và hệ thống kính viễn vọng vô tuyến Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) ở phía bắc Chile.Các nhà khoa học tin rằng, sao Kim có chứa photphua trong lớp phủ sâu của hành tinh. Nếu được đưa lên bề mặt nhờ hoạt động của núi lửa và sau đó bay vào bầu khí quyển, chúng sẽ phản ứng với axit sulfuric để tạo thành photphine.Mô hình phosphine của họ chỉ ra các vụ phun trào vẫn đang xảy ra trên sao Kim. Dữ liệu hình ảnh radar từ tàu vũ trụ Magellan vào những năm 1990 cũng cho thấy một số đặc điểm địa chất hỗ trợ giả thuyết này.Từ lâu, hoạt động địa chất đã được coi là điều kiện cần thiết để một thiên thể có thể nuôi dưỡng sự sống. Hầu hết các hành tinh trong Hệ Mặt Trời đã "chết", tức ngừng hoạt động địa chất.Hiện tại chỉ có Trái Đất và mặt trăng Io của Sao Mộc được xác định là còn hoạt động địa chất, nhưng mặt trăng Io có hoạt động "quá khích" – sự phun trào liên tục của hàng trăm núi lửa – nên không sống được.Ở Trái Đất, hoạt động địa chất vừa đủ đã giúp hành tinh duy trì được bầu khí quyển và khí hậu phù hợp sự sống, cũng như đóng vai trò quan trọng trong các quá trình tạo ra sự sống sơ khai.Sao Kim có nhiều núi lửa hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời. Các nhà thiên văn học đã đếm được 1.600 ngọn núi lửa trên bề mặt Kim tinh, nhưng rất có thể con số này sẽ còn nhiều hơn do kích thước quá nhỏ mà chúng ta không thể nhìn thấy.Trong số tất cả các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời thì Sao Kim có nhiều đặc điểm giống với Trái Đất nhất. Cả hai hành tinh này đều có kích thước gần ngang bằng nhau và cấu tạo của sao Kim cũng gần giống như Trái Đất.Quỹ đạo của Kim tinh cũng gần với quỹ đạo của Trái Đất hơn bất cứ hành tinh nào khác trong hệ Mặt Trời. Cả hai hành tinh đều có bề mặt còn khá trẻ và đều có bầu khí quyển dày, nhiều mây.Trong hệ Mắt Trời, Sao Kim không phải là hành tinh lớn nhất nhưng vị trí gần Trái Đất khiến nó trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Nó cũng là vật thể sáng thứ hai về ban đêm chỉ sau Mặt Trăng.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện khí phosphine - hợp chất hóa học giữa phốt pho và hydro - trong bầu khí quyển của sao Kim và cho rằng nó có thể đóng vai trò như một dấu hiệu sinh học của sự sống.
Tuy nhiên, mới đây nghiên cứu đến từ Đại học Cornell, Mỹ lại chỉ ra rằng khí phosphine đến từ hoạt động địa chất, có thể những ngọn núi lửa vẫn đang phun trào trên sao Kim.
Kết luận này được đưa ra sau khi Lunine cùng cộng sự kiểm tra các quan sát từ kính viễn vọng mặt đất bước sóng dưới milimet James Clerk Maxwell trên đỉnh Mauna Kea ở Hawaii và hệ thống kính viễn vọng vô tuyến Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) ở phía bắc Chile.
Các nhà khoa học tin rằng, sao Kim có chứa photphua trong lớp phủ sâu của hành tinh. Nếu được đưa lên bề mặt nhờ hoạt động của núi lửa và sau đó bay vào bầu khí quyển, chúng sẽ phản ứng với axit sulfuric để tạo thành photphine.
Mô hình phosphine của họ chỉ ra các vụ phun trào vẫn đang xảy ra trên sao Kim. Dữ liệu hình ảnh radar từ tàu vũ trụ Magellan vào những năm 1990 cũng cho thấy một số đặc điểm địa chất hỗ trợ giả thuyết này.
Từ lâu, hoạt động địa chất đã được coi là điều kiện cần thiết để một thiên thể có thể nuôi dưỡng sự sống. Hầu hết các hành tinh trong Hệ Mặt Trời đã "chết", tức ngừng hoạt động địa chất.
Hiện tại chỉ có Trái Đất và mặt trăng Io của Sao Mộc được xác định là còn hoạt động địa chất, nhưng mặt trăng Io có hoạt động "quá khích" – sự phun trào liên tục của hàng trăm núi lửa – nên không sống được.
Ở Trái Đất, hoạt động địa chất vừa đủ đã giúp hành tinh duy trì được bầu khí quyển và khí hậu phù hợp sự sống, cũng như đóng vai trò quan trọng trong các quá trình tạo ra sự sống sơ khai.
Sao Kim có nhiều núi lửa hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời. Các nhà thiên văn học đã đếm được 1.600 ngọn núi lửa trên bề mặt Kim tinh, nhưng rất có thể con số này sẽ còn nhiều hơn do kích thước quá nhỏ mà chúng ta không thể nhìn thấy.
Trong số tất cả các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời thì Sao Kim có nhiều đặc điểm giống với Trái Đất nhất. Cả hai hành tinh này đều có kích thước gần ngang bằng nhau và cấu tạo của sao Kim cũng gần giống như Trái Đất.
Quỹ đạo của Kim tinh cũng gần với quỹ đạo của Trái Đất hơn bất cứ hành tinh nào khác trong hệ Mặt Trời. Cả hai hành tinh đều có bề mặt còn khá trẻ và đều có bầu khí quyển dày, nhiều mây.
Trong hệ Mắt Trời, Sao Kim không phải là hành tinh lớn nhất nhưng vị trí gần Trái Đất khiến nó trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Nó cũng là vật thể sáng thứ hai về ban đêm chỉ sau Mặt Trăng.