Mới đây, các nhà khảo cổ phát hiện một địa điểm được cho là nơi chôn cất các "ma cà rồng" tại ngôi đền cổ Perperion, thủ đô Sofia của Bulgaria. Những thi thể thời trung cổ được tìm thấy đều bị thanh sắt đâm xuyên qua ngực. Việc đóng thanh sắt vào ngực được cho là cách để khắc chế ma cà rồng, khiến ác quỷ này không thể sống dậy vào ban đêm để tìm hút máu người. Trước đó, đã rất nhiều ngôi mộ được cho là của ma cà rồng được tìm thấy ở châu Âu, nhất là khu vực Đông Âu, với dấu hiệu đặc trưng là thanh sắt đâm xuyên ngực. Có những bộ hài cốt đã 800 năm tuổi. Ngoài việc đóng thanh sắt qua tim, người châu Âu thời trung cổ còn tin rằng, có thể ngăn ma cà rồng gây hại bằng cách chèn gạch vào miệng xác chết, để con quỷ không thể cắn, hút máu người. Rất nhiều bộ hài cốt được tìm thấy trong tình trạng có viên gạch lớn chèn trong miệng. Nhiều hài cốt còn bị đóng cọc vào chân bởi người ta tin rằng đó là cách khiến ma cà rồng không thể đứng dậy khỏi ngôi mộ của mình. Tại công trường xây dựng ở Ba Lan, người ta tìm thấy nhiều bộ xương của “ma cà rồng” bị cắt lìa đầu; phần xương sọ được đặt giữa hai chân. Đây cũng là cách ếm để ngăn ma cà rồng trỗi dậy tự huyệt mộ. Trong những năm qua, nhiều mộ “ma cà rồng” được khai quật tại Bulgaria, Ba Lan, Czech và nhiều nơi khác. Điều đó cho thấy nỗi ám ảnh về ma cà rồng lan rộng trong xã hội trung cổ. Giám đốc Viện Bảo tàng quốc gia Bulgaria, ông Bozidhar Dimitrov, cho biết đã có khoảng 100 hài cốt “ma cà rồng” được tìm thấy tại nước này trong những năm gần đây. Tại CH Czech, các chuyên gia đã tìm được 3.000 ngôi mộ mà người chết bị đá dằn đầy thân để ngăn chặn họ quay lại làm hại người sống. Ảnh minh họa. Ngôi mộ của một người bị cho là ma cà rồng. Người ta làm lồng sắt bên ngoài để ác quỷ không thể ra khỏi mộ đi hút máu người sống. Truyền thuyết về ma cà rồng xuất hiện từ nghìn năm trước, rất phổ biến ở các nước Đông Âu và Hy Lạp, nơi chẳng mấy ai tin vào những câu chuyện về phù thủy giống như các nước Tây Âu. Người ta tin rằng, một số người sau khi chết đã bắt đầu cuộc sống mới đầy tội lỗi, với việc hút máu người để duy trì sự bất tử. Tại Santa Maria la Nova, thuộc vùng Naples, Italy, các nhà khoa học đã khai quật một ngôi mộ được cho là của bá tước Vlad Dracula, nguyên mẫu có thật của hình tượng ma cà rồng. Trên mộ có biểu tượng rồng của gia tộc Dracula (hoàn toàn không phải biểu tượng của gia tộc quý phái nào ở Italy) và 2 hình nhân sư đối lập đại diện cho thành phố Tepes (cũng là tên hiệu của Dracula). Các sử gia trước đây vẫn cho rằng bá tước Dracula thua trận bị giết chết, thây bị vùi dưới cát, còn đầu mang đi như một chiến lợi phẩm. Nhưng một số khoa học gia tìm thấy tài liệu cho thấy bá tước chỉ bị bắt làm tù nhân và đưa về sống những ngày cuối đời ở Nalpes, Italy.
Mới đây, các nhà khảo cổ phát hiện một địa điểm được cho là nơi chôn cất các "ma cà rồng" tại ngôi đền cổ Perperion, thủ đô Sofia của Bulgaria. Những thi thể thời trung cổ được tìm thấy đều bị thanh sắt đâm xuyên qua ngực.
Việc đóng thanh sắt vào ngực được cho là cách để khắc chế ma cà rồng, khiến ác quỷ này không thể sống dậy vào ban đêm để tìm hút máu người.
Trước đó, đã rất nhiều ngôi mộ được cho là của ma cà rồng được tìm thấy ở châu Âu, nhất là khu vực Đông Âu, với dấu hiệu đặc trưng là thanh sắt đâm xuyên ngực. Có những bộ hài cốt đã 800 năm tuổi.
Ngoài việc đóng thanh sắt qua tim, người châu Âu thời trung cổ còn tin rằng, có thể ngăn ma cà rồng gây hại bằng cách chèn gạch vào miệng xác chết, để con quỷ không thể cắn, hút máu người.
Rất nhiều bộ hài cốt được tìm thấy trong tình trạng có viên gạch lớn chèn trong miệng. Nhiều hài cốt còn bị đóng cọc vào chân bởi người ta tin rằng đó là cách khiến ma cà rồng không thể đứng dậy khỏi ngôi mộ của mình.
Tại công trường xây dựng ở Ba Lan, người ta tìm thấy nhiều bộ xương của “ma cà rồng” bị cắt lìa đầu; phần xương sọ được đặt giữa hai chân. Đây cũng là cách ếm để ngăn ma cà rồng trỗi dậy tự huyệt mộ.
Trong những năm qua, nhiều mộ “ma cà rồng” được khai quật tại Bulgaria, Ba Lan, Czech và nhiều nơi khác. Điều đó cho thấy nỗi ám ảnh về ma cà rồng lan rộng trong xã hội trung cổ.
Giám đốc Viện Bảo tàng quốc gia Bulgaria, ông Bozidhar Dimitrov, cho biết đã có khoảng 100 hài cốt “ma cà rồng” được tìm thấy tại nước này trong những năm gần đây.
Tại CH Czech, các chuyên gia đã tìm được 3.000 ngôi mộ mà người chết bị đá dằn đầy thân để ngăn chặn họ quay lại làm hại người sống. Ảnh minh họa.
Ngôi mộ của một người bị cho là ma cà rồng. Người ta làm lồng sắt bên ngoài để ác quỷ không thể ra khỏi mộ đi hút máu người sống.
Truyền thuyết về ma cà rồng xuất hiện từ nghìn năm trước, rất phổ biến ở các nước Đông Âu và Hy Lạp, nơi chẳng mấy ai tin vào những câu chuyện về phù thủy giống như các nước Tây Âu.
Người ta tin rằng, một số người sau khi chết đã bắt đầu cuộc sống mới đầy tội lỗi, với việc hút máu người để duy trì sự bất tử.
Tại Santa Maria la Nova, thuộc vùng Naples, Italy, các nhà khoa học đã khai quật một ngôi mộ được cho là của bá tước Vlad Dracula, nguyên mẫu có thật của hình tượng ma cà rồng. Trên mộ có biểu tượng rồng của gia tộc Dracula (hoàn toàn không phải biểu tượng của gia tộc quý phái nào ở Italy) và 2 hình nhân sư đối lập đại diện cho thành phố Tepes (cũng là tên hiệu của Dracula).
Các sử gia trước đây vẫn cho rằng bá tước Dracula thua trận bị giết chết, thây bị vùi dưới cát, còn đầu mang đi như một chiến lợi phẩm. Nhưng một số khoa học gia tìm thấy tài liệu cho thấy bá tước chỉ bị bắt làm tù nhân và đưa về sống những ngày cuối đời ở Nalpes, Italy.