Cá mập tấn công người ác mộng trong vụ tàu USS Indianapolis. Khi tàu USS Indianapolis bị ngư lôi Nhật Bản đánh trúng trong những tuần cuối của Thế chiến thứ 2, hàng trăm thủy thủ nhảy xuống nước để thoát chết, nhưng họ không ngờ hàng đàn cá mập hung dữ đang trực chờ ăn thịt họ.Trong số 900 người nhảy xuống nước, chỉ có 317 người sống sót, đa phần chết là do cá mập. Chúng được miêu tả rất to lớn, có thể dài tới 4-5m.Nạn nhân Randall Fry trong thảm họa cá mập tấn công ở Westport, California, Mỹ năm 2004. Fry chỉ kịp kêu lên một tiếng lớn trước khi chìm nghỉm trong hàm răng sắc nhọn của con cá mập đáng sợ.Ngay sau khi Fry bị cá mập kéo xuống, người bạn là Cliff Zimmerman chỉ còn thấy vùng nước chuyển sang màu đỏ. Xác của Fry được phát hiện vào ngày hôm sau, có các vết cắn sâu từ vai này qua vai kia, còn đầu đã bị tách lìa khỏi thân.Năm 1964, Henry Bource và hai người bạn đang lặn ngoài đảo Lady Julia Percy của Australia thì đụng độ cá mập trắng lớn. Con cá mập cắn vào chân Bource khiến anh la hét đau đớn, sau đó, người ta thấy chân anh nổi lên trên mặt nước.Sau khi được cứu thoát, Bource có kể lại anh đã cố gỡ chân ra khỏi hàm cá mập bằng cách đưa tay mình vào cổ họng con cá mập và chọc vào mắt nó. Vốn là nhà làm phim và nhà nhiếp ảnh dưới nước, Bource đã tận dụng được cơ hội quay tận mục vụ cá mập tấn công. Bản quay gốc sau đó được sử dụng làm tư liệu cho cuốn phim tài liệu tên là “Savage Shadows” (Vùng nước hoang dại).Vụ cá mập tấn công người gây kinh hoàng năm 1749. Con cá mập khổng lồ đã tấn công chiếc tàu buôn đang đậu ở cảng Havana, Cuba và tấn công trực diện thủy thủ viên Brook Watson, khi đó mới 14 tuổi.Con vật dùng hàm răng sắc nhọn kéo lấy nạn nhân. Kết quả, Watson mất chân và bị cắt bỏ phần bên dưới đầu gối.
Cá mập tấn công người ác mộng trong vụ tàu USS Indianapolis. Khi tàu USS Indianapolis bị ngư lôi Nhật Bản đánh trúng trong những tuần cuối của Thế chiến thứ 2, hàng trăm thủy thủ nhảy xuống nước để thoát chết, nhưng họ không ngờ hàng đàn cá mập hung dữ đang trực chờ ăn thịt họ.
Trong số 900 người nhảy xuống nước, chỉ có 317 người sống sót, đa phần chết là do cá mập. Chúng được miêu tả rất to lớn, có thể dài tới 4-5m.
Nạn nhân Randall Fry trong thảm họa cá mập tấn công ở Westport, California, Mỹ năm 2004. Fry chỉ kịp kêu lên một tiếng lớn trước khi chìm nghỉm trong hàm răng sắc nhọn của con cá mập đáng sợ.
Ngay sau khi Fry bị cá mập kéo xuống, người bạn là Cliff Zimmerman chỉ còn thấy vùng nước chuyển sang màu đỏ. Xác của Fry được phát hiện vào ngày hôm sau, có các vết cắn sâu từ vai này qua vai kia, còn đầu đã bị tách lìa khỏi thân.
Năm 1964, Henry Bource và hai người bạn đang lặn ngoài đảo Lady Julia Percy của Australia thì đụng độ cá mập trắng lớn. Con cá mập cắn vào chân Bource khiến anh la hét đau đớn, sau đó, người ta thấy chân anh nổi lên trên mặt nước.
Sau khi được cứu thoát, Bource có kể lại anh đã cố gỡ chân ra khỏi hàm cá mập bằng cách đưa tay mình vào cổ họng con cá mập và chọc vào mắt nó. Vốn là nhà làm phim và nhà nhiếp ảnh dưới nước, Bource đã tận dụng được cơ hội quay tận mục vụ cá mập tấn công. Bản quay gốc sau đó được sử dụng làm tư liệu cho cuốn phim tài liệu tên là “Savage Shadows” (Vùng nước hoang dại).
Vụ cá mập tấn công người gây kinh hoàng năm 1749. Con cá mập khổng lồ đã tấn công chiếc tàu buôn đang đậu ở cảng Havana, Cuba và tấn công trực diện thủy thủ viên Brook Watson, khi đó mới 14 tuổi.
Con vật dùng hàm răng sắc nhọn kéo lấy nạn nhân. Kết quả, Watson mất chân và bị cắt bỏ phần bên dưới đầu gối.