Những con mèo lớn sử dụng bộ lông của mình để ngụy trang. Có thể nói bộ lông chúa sơn lâm cũng như vân tay con người, được sử dụng để nhận dạng nó. Có loài hổ có lông màu cam với sọc đen; một số loài khác có lông màu đen với sọc nâu, hay màu trắng với sọc nâu.Chính bởi bộ lông độc đáo nên hổ thường bị săn bắn gắt gao cùng với môi trường sống bị thu hẹp. Bởi vậy, loài này đang ngày càng trở nên nguy hiểm, đặc biệt có tới ba phân loài đã bị tuyệt chủng.Trong tự nhiên chỉ còn khoảng 3.000 cá thể hổ nhưng lại có tới 5.000-10.000 đang bị nuôi nhốt trong lồng ở Mỹ. Theo ước tính, có khoảng 90% số hổ đang được nuôi nhốt trong các vườn thú, cơ sở bảo tồn động vật, rạp xiếc, hay làm thú cưng trong nhà.Trong họ nhà mèo, hổ là thành viên có kích thước khổng lồ nhất, đặc biệt hổ Siberia có thể nặng tới hơn 300kg, giết được con mồi nặng gấp đôi nó. Tiếp theo là sư tử và báo đốm.Hổ là loài sống đơn độc và có ý thức lãnh thổ cực cao. “Vương quốc” của hổ có thể lên tới 10.000 km vuông và chúng chỉ cho phép con cái vào để giao phối nên có thể trùng với lãnh thổ của 1-7 con cái.Thế giới từng có 9 loài hổ gồm hổ Bengal, Siberia, hổ Đông Dương, hổ Nam Trung Quốc, Sumatra, Malayan, Caspian, hổ Java và Bali. Trong số đó, hổ Caspian, Java và Bali đã tuyệt chủng, hổ Nam Trung Quốc cũng không còn cá thể nào trong tự nhiên.Khi mới ra đời, hổ con dành 2,5 năm để ở cùng mẹ và học hỏi các kỹ năng săn mồi cần thiết trước khi bắt đầu cuộc sống đơn độc của mình trong khoảng 15 năm.Nhiều nền văn hóa coi hổ là biểu tượng của sức mạnh và lòng can đảm. Bởi vậy, chúng mới có tên là “chúa sơn lâm”.Hổ đực thường săn mồi và ăn một mình. Tuy nhiên, nếu có một gia đình, chúng sẽ cho vợ con ăn trước. Chế độ ăn của chúng chủ yếu gồm lợn, hươu, tê giác, và bê con, và ăn tới 21 kg thịt mỗi ngày.Con cái trưởng thành sinh nở hai năm một lứa nhưng chỉ có khoảng một nửa trong số đó có cơ hội sống sót vì hổ mẹ không đủ khả năng săn mồi và cung cấp lượng thức ăn cần thiết cho các con non nớt, thiếu kinh nghiệm.Vì là loài săn mồi để sống sót nên hàm răng là yếu tố quan trọng hàng đầu của một con hổ. Nếu một con hổ mất răng nanh thì nó sẽ không thể giết mồi và có thể sẽ chết đói.
Những con mèo lớn sử dụng bộ lông của mình để ngụy trang. Có thể nói bộ lông chúa sơn lâm cũng như vân tay con người, được sử dụng để nhận dạng nó. Có loài hổ có lông màu cam với sọc đen; một số loài khác có lông màu đen với sọc nâu, hay màu trắng với sọc nâu.
Chính bởi bộ lông độc đáo nên hổ thường bị săn bắn gắt gao cùng với môi trường sống bị thu hẹp. Bởi vậy, loài này đang ngày càng trở nên nguy hiểm, đặc biệt có tới ba phân loài đã bị tuyệt chủng.
Trong tự nhiên chỉ còn khoảng 3.000 cá thể hổ nhưng lại có tới 5.000-10.000 đang bị nuôi nhốt trong lồng ở Mỹ. Theo ước tính, có khoảng 90% số hổ đang được nuôi nhốt trong các vườn thú, cơ sở bảo tồn động vật, rạp xiếc, hay làm thú cưng trong nhà.
Trong họ nhà mèo, hổ là thành viên có kích thước khổng lồ nhất, đặc biệt hổ Siberia có thể nặng tới hơn 300kg, giết được con mồi nặng gấp đôi nó. Tiếp theo là sư tử và báo đốm.
Hổ là loài sống đơn độc và có ý thức lãnh thổ cực cao. “Vương quốc” của hổ có thể lên tới 10.000 km vuông và chúng chỉ cho phép con cái vào để giao phối nên có thể trùng với lãnh thổ của 1-7 con cái.
Thế giới từng có 9 loài hổ gồm hổ Bengal, Siberia, hổ Đông Dương, hổ Nam Trung Quốc, Sumatra, Malayan, Caspian, hổ Java và Bali. Trong số đó, hổ Caspian, Java và Bali đã tuyệt chủng, hổ Nam Trung Quốc cũng không còn cá thể nào trong tự nhiên.
Khi mới ra đời, hổ con dành 2,5 năm để ở cùng mẹ và học hỏi các kỹ năng săn mồi cần thiết trước khi bắt đầu cuộc sống đơn độc của mình trong khoảng 15 năm.
Nhiều nền văn hóa coi hổ là biểu tượng của sức mạnh và lòng can đảm. Bởi vậy, chúng mới có tên là “chúa sơn lâm”.
Hổ đực thường săn mồi và ăn một mình. Tuy nhiên, nếu có một gia đình, chúng sẽ cho vợ con ăn trước. Chế độ ăn của chúng chủ yếu gồm lợn, hươu, tê giác, và bê con, và ăn tới 21 kg thịt mỗi ngày.
Con cái trưởng thành sinh nở hai năm một lứa nhưng chỉ có khoảng một nửa trong số đó có cơ hội sống sót vì hổ mẹ không đủ khả năng săn mồi và cung cấp lượng thức ăn cần thiết cho các con non nớt, thiếu kinh nghiệm.
Vì là loài săn mồi để sống sót nên hàm răng là yếu tố quan trọng hàng đầu của một con hổ. Nếu một con hổ mất răng nanh thì nó sẽ không thể giết mồi và có thể sẽ chết đói.