Những phát minh cổ khiến giới khoa học giờ vẫn bó tay

Google News

Trên thực tế, có không ít các sản phẩm hay kỹ thuật được phát minh ra từ cách đây hàng ngàn năm, mà cho đến nay vẫn khiến các nhà khoa học bó tay trong việc giải mã cách thức cũng như công dụng của chúng.

Nhung phat minh co khien gioi khoa hoc gio van bo tay
 
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng trăm vật thể dạng cầu được đặt tên là: “Khối 12 mặt La Mã” ở nhiều nước trên thế giới như: Anh, Italia, Pháp, Đức, Hungary... Theo mô tả của giới chuyên gia, phát minh cổ bí ẩn này xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 3 sau công nguyên.
Đúng như tên gọi, nó có cấu tạo hình học gồm 12 mặt phẳng, rỗng ruột, có các phần chân nhô ra và thường được làm bằng đồng. Kể từ khi khối 12 mặt La Mã đầu tiên được phát hiện cho đến nay đã hơn 200 năm. Tuy nhiên, công dụng chính xác của vật thể này vẫn gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học. Trong đó, các giả thiết được tin cậy nhất bao gồm: chân nến, thiết bị đo lường chính xác và công cụ gieo hạt.
Nhung phat minh co khien gioi khoa hoc gio van bo tay-Hinh-2
 
Tạo vật cổ xưa này được nhà khảo cổ học người Anh Walter Bryan Emery tìm thấy vào năm 1936, khi đang khai quật lăng mộ của hoàng tử Sabu (con trai của Pharaoh Anedjib), do đó nó còn được đặt tên là “Đĩa Sabu”. Xét về cấu tạo tổng thể, đĩa Sabu có đường kính lớn nhất đạt 61 cm, cao 10 cm và được làm bằng một loại đá trầm tích.
Điều khiến các nhà khoa học phải đau đầu với món đồ này chính là mặc dù xuất hiện cách đây 5000 năm, nhưng đĩa Sabu lại có một thiết kế không khác gì nhiều sản phẩm của thế kỷ 21. Thêm vào đó, dường như không hề có một phụ kiện hay công cụ nào từ thời Ai Cập cổ đại tỏ ra tương thích để hoạt động cùng đĩa Sabu. Chính vì vậy, công dụng của phát minh kỳ lạ này vẫn đang còn là một câu hỏi lớn!
Nhung phat minh co khien gioi khoa hoc gio van bo tay-Hinh-3
 
Tại thủ đô Delhi của Ấn Độ, có một sản phẩm của những người thợ rèn từ cách đây 1600 năm vẫn đang thách thức giới khoa học toàn thế giới, đó chính là “Cột sắt Delhi”. Mặc dù được chế tác từ thế kỷ thứ 5 nhưng cho đến nay, chiếc cột này vẫn không hề bị gỉ, điều mà ngay cả các kỹ thuật luyện kim hiện đại nhất ở thời điểm hiện tại vẫn không thể làm được.
Nhung phat minh co khien gioi khoa hoc gio van bo tay-Hinh-4
 
Vào thời kỳ cai trị của hoàng đế Tiberius Caesar, một người thợ thủ công La Mã đã phát minh ra loại thủy tinh không thể vỡ và ông đã đặt tên cho vật liệu mới này là “thủy tinh dẻo”. Sản phẩm đầu tiên được chế tác từ thủy tinh dẻo chính là một chiếc cốc lớn dùng để uống rượu và ngay sau khi hoàn thành, nó đã được dâng tặng lên hoàng đế Caesar.
Tuy nhiên, vì không đánh giá đúng tầm quan trọng của phát mình này. Đồng thời, cũng một mặt lo sợ rằng thủy tinh dẻo sẽ làm mất giá trị của vàng và bạc, nên vị hoàng đế này đã ra lệnh chém đầu người thợ thủ công tài ba, khiến công thức của thủy tinh dẻo trở thành một ẩn số cho đến thời điểm hiện tại.
Nhung phat minh co khien gioi khoa hoc gio van bo tay-Hinh-5
 
Thiết bị cổ xưa trong hình được khai quật tại đảo Antikythera của Hy Lạp vào năm 1901 và được giới khoa học gọi là “Máy tính cổ của người Hy Lạp”. Phát minh kỳ lạ này là một kết cấu liền mạch gồm 30 bánh răng bằng đồng khớp với nhau, đặt trong một chiếc hộp gỗ. Cỗ máy này cho phép người Hy Lạp xưa có thể xác định chính xác các vị trí thiên văn, cũng như chu kỳ nhật thực.
Từ đó, phục vụ cho mục đích chiêm tinh và tính toàn thời gian. Tuy nhiên, vì đã trải qua hàng ngàn năm, nên đến thời điểm được phát hiện, phát minh cổ xưa này đã bị hư hại nặng. Chính vì vậy, các nhà khoa học vẫn không thể nắm được chính xác cơ chế hoạt động của nó.
Theo Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)