Ganymede – Mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt trời. Nhìn thoáng qua, Ganymede khá giống với Mặt trăng của Trái đất, tuy nhiên Ganymede, mặt trăng của sao Mộc là mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt trời. Nó lớn tới mức có trường từ trường riêng-điều mà các mặt trăng khác không có được. Miranda – Mặt trăng siêu xấu. Nhìn thoáng qua, mặt trăng này trông giống như là những mảnh vỡ ghép lại và quay quanh sao Thiên vương. Miranda là mặt trăng có nhiều kiểu địa hình nhất trong hệ Mặt trời. Nếu làm rơi một hòn đá từ đỉnh núi cao nhất trên mặt trăng Miranda, nó sẽ mất 10 phút để chạm đất. Callisto- Mặt trăng nhiều chỗ lõm nhất. Trong hệ Mặt trời, Callisto, mặt trăng của sao Mộc được coi là “một chú nhóc khốn khổ vì mụn”. Callisto không có hoạt động địa lý nào để tác động lên bề mặt và các chỗ lõm nổi lên qua nhiều năm. Bề mặt không thay đổi với tuổi thọ 4 tỷ năm của Callisto chi chít các chỗ lõm.
Dactyl-Mặt trăng thiên thạch quái dị nhất. Dactyl là mặt trăng nhỏ nhất trong hệ Mặt trời. Điều khác lạ của mặt trăng này là nó không quay quanh hành tinh mà quay quanh một thiên thạch. Dactyl đã giúp các nhà thiên văn học trả lời được nhiều câu hỏi thiên văn hóc búa: xác định được trọng lượng và cấu trúc của Ida, thiên thạch mà Dactyl quay quanh bằng việc nghiên cứu quỹ đạo của Dactyl; xóa tan giả thuyết cho rằng các thiên thạch quá nhỏ để có mặt trăng của riêng mình. Epimetheus và Janus-hai mặt trăng tránh được va chạm trong khoảng cách cực gần. Epimetheus và Janus là 2 mặt trăng của sao Thổ có chung một quỹ đạo bay.Cứ 4 năm chúng lại ở những vị trí cực gần nhau. Enceladus-mặt trăng sáng nhất hệ Mặt trời. Mặt trăng nằm gần sao Thổ nhất này là một trong những hành tinh phản chiếu nhiều ánh sáng từ Mặt trời nhất (gần như 100%).Triton-mặt trăng có núi lửa băng. Triton là mặt trăng lớn nhất của sao Hải vương. Nó cũng là mặt trăng duy nhất quay theo quỹ đạo ngược lại với quỹ đạo của Hải vương. Đây cũng là mặt trăng duy nhất trong hệ mặt trời có núi lửa hoạt động. Nhưng, thay vì phun ra dung nham, núi lửa trên Triton chỉ phun ra nước và ammonia, những thứ ngay lập tức bị đóng băng khi tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài. Đây cũng là một trong những nơi lạnh nhất trong hệ Mặt trời. Europa-mặt trăng với những đại dương lớn. Mặt trăng của sao Thổ này là một trong những nơi có bề mặt nhẵn, mịn nhất trong hệ Mặt trời. Nguyên nhân là cả mặt trăng này là một đại dương lớn với một lớp băng trên bề mặt. Đây là mặt trăng được cho là có thể có sự sống. Io-mặt trăng đầy núi lửa. Thực tế là bề mặt của Mặt trăng này toàn núi lửa. Mặt trăng hầu như không có chỗ lõm vì nham thạch phun lên đã lấp đầy hố.
Titan-mặt trăng “lạ lẫm” nhất trong hệ Mặt trời. Mặt trăng này bị bao phủ bởi một lớp khí quyển dày và chúng ta vẫn chưa biết được có gì đằng sau lớp khí quyển dày đặc kia.
Ganymede – Mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt trời. Nhìn thoáng qua, Ganymede khá giống với Mặt trăng của Trái đất, tuy nhiên Ganymede, mặt trăng của sao Mộc là mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt trời. Nó lớn tới mức có trường từ trường riêng-điều mà các mặt trăng khác không có được.
Miranda – Mặt trăng siêu xấu. Nhìn thoáng qua, mặt trăng này trông giống như là những mảnh vỡ ghép lại và quay quanh sao Thiên vương. Miranda là mặt trăng có nhiều kiểu địa hình nhất trong hệ Mặt trời. Nếu làm rơi một hòn đá từ đỉnh núi cao nhất trên mặt trăng Miranda, nó sẽ mất 10 phút để chạm đất.
Callisto- Mặt trăng nhiều chỗ lõm nhất. Trong hệ Mặt trời, Callisto, mặt trăng của sao Mộc được coi là “một chú nhóc khốn khổ vì mụn”. Callisto không có hoạt động địa lý nào để tác động lên bề mặt và các chỗ lõm nổi lên qua nhiều năm. Bề mặt không thay đổi với tuổi thọ 4 tỷ năm của Callisto chi chít các chỗ lõm.
Dactyl-Mặt trăng thiên thạch quái dị nhất. Dactyl là mặt trăng nhỏ nhất trong hệ Mặt trời. Điều khác lạ của mặt trăng này là nó không quay quanh hành tinh mà quay quanh một thiên thạch. Dactyl đã giúp các nhà thiên văn học trả lời được nhiều câu hỏi thiên văn hóc búa: xác định được trọng lượng và cấu trúc của Ida, thiên thạch mà Dactyl quay quanh bằng việc nghiên cứu quỹ đạo của Dactyl; xóa tan giả thuyết cho rằng các thiên thạch quá nhỏ để có mặt trăng của riêng mình.
Epimetheus và Janus-hai mặt trăng tránh được va chạm trong khoảng cách cực gần. Epimetheus và Janus là 2 mặt trăng của sao Thổ có chung một quỹ đạo bay.Cứ 4 năm chúng lại ở những vị trí cực gần nhau.
Enceladus-mặt trăng sáng nhất hệ Mặt trời. Mặt trăng nằm gần sao Thổ nhất này là một trong những hành tinh phản chiếu nhiều ánh sáng từ Mặt trời nhất (gần như 100%).
Triton-mặt trăng có núi lửa băng. Triton là mặt trăng lớn nhất của sao Hải vương. Nó cũng là mặt trăng duy nhất quay theo quỹ đạo ngược lại với quỹ đạo của Hải vương. Đây cũng là mặt trăng duy nhất trong hệ mặt trời có núi lửa hoạt động. Nhưng, thay vì phun ra dung nham, núi lửa trên Triton chỉ phun ra nước và ammonia, những thứ ngay lập tức bị đóng băng khi tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài. Đây cũng là một trong những nơi lạnh nhất trong hệ Mặt trời.
Europa-mặt trăng với những đại dương lớn. Mặt trăng của sao Thổ này là một trong những nơi có bề mặt nhẵn, mịn nhất trong hệ Mặt trời. Nguyên nhân là cả mặt trăng này là một đại dương lớn với một lớp băng trên bề mặt. Đây là mặt trăng được cho là có thể có sự sống.
Io-mặt trăng đầy núi lửa. Thực tế là bề mặt của Mặt trăng này toàn núi lửa. Mặt trăng hầu như không có chỗ lõm vì nham thạch phun lên đã lấp đầy hố.
Titan-mặt trăng “lạ lẫm” nhất trong hệ Mặt trời. Mặt trăng này bị bao phủ bởi một lớp khí quyển dày và chúng ta vẫn chưa biết được có gì đằng sau lớp khí quyển dày đặc kia.