Một trong những loài động thực vật nặng mùi nhất phải kể đến chồn hôi sọc (Mephitis mephitis). Nếu đến quá gần một con chồn hôi, nó sẽ phun ra một loại dung dịch pha trộn độc hại có thiol sulfuric, hóa chất có trong hành khiến cho bạn cay mắt. Không chỉ bốc mùi kinh khủng, dung dịch này còn gây nghẹn phổi và mù tạm thời, cho phép con chồn hôi trốn thoát.Chồn hôi không phải là con vật duy nhất sử dụng mùi hôi để thoát khỏi những kẻ săn mồi. Chim rẽ quạt gỗ màu xanh lá cây (phoeniculus purpureus) cũng vậy, khi bị đe dọa, phần đuôi của nó sẽ tiết ra mùi hôi thối nồng nặc. Hóa chất chịu trách nhiệm về mùi khủng khiếp này là dimethyl sulphide, gây ra mùi trứng thối.Chim hải âu Fulmar phương Bắc con (Fulmarus glacialis) được chim mẹ mớm cho tất cả các loại từ cá cho đến rác thải. Và khi sợ hãi, chúng nôn tất cả ra tổ, ra lông của mình khiến cơ thể bốc mùi hôi thối làm khiếp đảm những kẻ xâm nhập.Bọ pháo thủ (Pheropsophus jessoensis). Khi bị đe dọa, chúng phun ra từ bụng một loại hóa chất không chỉ có mùi hôi mà còn có độc tính cao, chất lỏng này gây chết các loại côn trùng tấn công và thậm chí là đau đớn cho con người. Con bọ cánh cứng này lưu trữ hydroquinone và hydrogen peroxide trong những ngăn riêng biệt bên trong cơ thể của nó, bất cứ khi nào nó cảm thấy bị đe dọa, nó sẽ giải phóng chúng để chúng phản ứng với nhau tạo ra một loại dung dịch bốc mùi và độc hại.Tuy nhiên, mùi hôi không phải lúc nào cũng để tự vệ. Một số loài thực vật bắt chước các mùi hôi hám của thịt thối và phân để thu hút côn trùng, giúp chúng lây lan hạt giống của mình. Hoa xác chết (Rafflesia arnoldii) chính là một loài thực vật bốc mùi như vậy.Hoa xác thối khổng lồ (Amorphophallus titanum) rất hiếm khi nở hoa và nở vào bất kỳ lúc nào... nó thích. Khi nở, mùi hương của bông hoa khổng lồ này y như tên, giống như mùi của thịt thối, thu hút các loài ruồi ăn xác chết thụ phấn cho chúng. Màu đỏ sẫm và bề mặt nhám của hoa cũng tạo cảm giác rằng bông hoa là một miếng thịt. Trong khi hoa nở, đỉnh bông hoa có nhiệt độ tương tự nhiệt độ cơ thể người, giúp làm bay hơi, phát tán mùi hương của hoa. Nhiệt độ này cũng được coi là một tác nhân gây ảo giác đối với các loài côn trùng ăn xác chết.Trong khi một số loài động vật mài dũa khả năng của mình để bốc mùi nhằm phục vụ những mục đích riêng thì con lười bốc mùi do quá lười. Nó nằm ì, ít di chuyển nên bị các loài rêu, bọ ký sinh khắp người. Một nghiên cứu cho biết tìm được 980 con bọ cánh cứng trên lông của mộng con lười và 120 con sâu bướm trên một con lười khác.Chim bốc mùi (Opisthocomus hoazin) sở dĩ nó có tên như thế vì mùi của phân tỏa ra từ cơ thể của mình. Chim bốc mùi sống trong các khu rừng nhiệt đới Amazon và là loài chim duy nhất trên thế giới chỉ ăn lá. Chế độ ăn lá của nó chịu trách nhiệm cho mùi đặc biệt của chim bốc mùi. Vi khuẩn trong ruột phá vỡ các chất xơ thực vật, và quá trình lên men giải phóng chất khí có mùi hôi.Cá nhà táng (Physeter macrocephalus) là động vật ăn thịt lớn nhất thế giới, nó ăn khoảng một tấn cá và mực một ngày và vì ăn quá nhiều "hải sản", cơ thể nó đã tiết ra một loại sáp bảo vệ đường ruột nhưng khi kết hợp với những chất thải thì tạo ra một sự "ô nhiễm đại dương" với những cục phân hôi thối nhất thế giới.Linh cẩu đốm (Crocuta crocuta) có một mùi hôi đặc biệt và chúng dùng nó để giao tiếp, đánh dấu lãnh thổ. Điều thú vị là mỗi một đàn linh cẩu đốm khác nhau lại có một mùi hôi khác nhau do chúng cọ xát hậu môn của mình với thảm thực vật mà chúng sinh sống.Vượn cáo đuôi vòng (Lemur catta) cũng sử dụng mùi hôi cơ thể để giao tiếp. Mùa sinh sản con đực dùng nó để cạnh tranh quyết liệt dành bạn tình. Nhưng thay vì sử dụng hàm răng sắc nhọn và móng vuốt, những vũ khí có thể gây chấn thương nghiêm trọng, những con vượn cáo này dùng mùi hôi đặc trưng của mình để cảnh cáo các đối thủ khác.
Một trong những loài động thực vật nặng mùi nhất phải kể đến chồn hôi sọc (Mephitis mephitis). Nếu đến quá gần một con chồn hôi, nó sẽ phun ra một loại dung dịch pha trộn độc hại có thiol sulfuric, hóa chất có trong hành khiến cho bạn cay mắt. Không chỉ bốc mùi kinh khủng, dung dịch này còn gây nghẹn phổi và mù tạm thời, cho phép con chồn hôi trốn thoát.
Chồn hôi không phải là con vật duy nhất sử dụng mùi hôi để thoát khỏi những kẻ săn mồi. Chim rẽ quạt gỗ màu xanh lá cây (phoeniculus purpureus) cũng vậy, khi bị đe dọa, phần đuôi của nó sẽ tiết ra mùi hôi thối nồng nặc. Hóa chất chịu trách nhiệm về mùi khủng khiếp này là dimethyl sulphide, gây ra mùi trứng thối.
Chim hải âu Fulmar phương Bắc con (Fulmarus glacialis) được chim mẹ mớm cho tất cả các loại từ cá cho đến rác thải. Và khi sợ hãi, chúng nôn tất cả ra tổ, ra lông của mình khiến cơ thể bốc mùi hôi thối làm khiếp đảm những kẻ xâm nhập.
Bọ pháo thủ (Pheropsophus jessoensis). Khi bị đe dọa, chúng phun ra từ bụng một loại hóa chất không chỉ có mùi hôi mà còn có độc tính cao, chất lỏng này gây chết các loại côn trùng tấn công và thậm chí là đau đớn cho con người. Con bọ cánh cứng này lưu trữ hydroquinone và hydrogen peroxide trong những ngăn riêng biệt bên trong cơ thể của nó, bất cứ khi nào nó cảm thấy bị đe dọa, nó sẽ giải phóng chúng để chúng phản ứng với nhau tạo ra một loại dung dịch bốc mùi và độc hại.
Tuy nhiên, mùi hôi không phải lúc nào cũng để tự vệ. Một số loài thực vật bắt chước các mùi hôi hám của thịt thối và phân để thu hút côn trùng, giúp chúng lây lan hạt giống của mình. Hoa xác chết (Rafflesia arnoldii) chính là một loài thực vật bốc mùi như vậy.
Hoa xác thối khổng lồ (Amorphophallus titanum) rất hiếm khi nở hoa và nở vào bất kỳ lúc nào... nó thích. Khi nở, mùi hương của bông hoa khổng lồ này y như tên, giống như mùi của thịt thối, thu hút các loài ruồi ăn xác chết thụ phấn cho chúng. Màu đỏ sẫm và bề mặt nhám của hoa cũng tạo cảm giác rằng bông hoa là một miếng thịt. Trong khi hoa nở, đỉnh bông hoa có nhiệt độ tương tự nhiệt độ cơ thể người, giúp làm bay hơi, phát tán mùi hương của hoa. Nhiệt độ này cũng được coi là một tác nhân gây ảo giác đối với các loài côn trùng ăn xác chết.
Trong khi một số loài động vật mài dũa khả năng của mình để bốc mùi nhằm phục vụ những mục đích riêng thì con lười bốc mùi do quá lười. Nó nằm ì, ít di chuyển nên bị các loài rêu, bọ ký sinh khắp người. Một nghiên cứu cho biết tìm được 980 con bọ cánh cứng trên lông của mộng con lười và 120 con sâu bướm trên một con lười khác.
Chim bốc mùi (Opisthocomus hoazin) sở dĩ nó có tên như thế vì mùi của phân tỏa ra từ cơ thể của mình. Chim bốc mùi sống trong các khu rừng nhiệt đới Amazon và là loài chim duy nhất trên thế giới chỉ ăn lá. Chế độ ăn lá của nó chịu trách nhiệm cho mùi đặc biệt của chim bốc mùi. Vi khuẩn trong ruột phá vỡ các chất xơ thực vật, và quá trình lên men giải phóng chất khí có mùi hôi.
Cá nhà táng (Physeter macrocephalus) là động vật ăn thịt lớn nhất thế giới, nó ăn khoảng một tấn cá và mực một ngày và vì ăn quá nhiều "hải sản", cơ thể nó đã tiết ra một loại sáp bảo vệ đường ruột nhưng khi kết hợp với những chất thải thì tạo ra một sự "ô nhiễm đại dương" với những cục phân hôi thối nhất thế giới.
Linh cẩu đốm (Crocuta crocuta) có một mùi hôi đặc biệt và chúng dùng nó để giao tiếp, đánh dấu lãnh thổ. Điều thú vị là mỗi một đàn linh cẩu đốm khác nhau lại có một mùi hôi khác nhau do chúng cọ xát hậu môn của mình với thảm thực vật mà chúng sinh sống.
Vượn cáo đuôi vòng (Lemur catta) cũng sử dụng mùi hôi cơ thể để giao tiếp. Mùa sinh sản con đực dùng nó để cạnh tranh quyết liệt dành bạn tình. Nhưng thay vì sử dụng hàm răng sắc nhọn và móng vuốt, những vũ khí có thể gây chấn thương nghiêm trọng, những con vượn cáo này dùng mùi hôi đặc trưng của mình để cảnh cáo các đối thủ khác.