“Quái vật” không não một mắt ăn thịt đáng sợ. Theo Daily Mail, mới đây các nhà khoa học tại Đại học São Paulo, Brazil đã phát hiện ra một sinh vật kỳ lạ đối với con người, được đặt tên là Erythropsidinium. Loài động vật bé tí này sống ở vùng biển thuộc Nam Mỹ với độ sâu 90m so với mặt nước biển.Được biết, loài Erythropsidinium không có não và có duy nhất một mắt, có cấu trúc như nhãn cầu của những loài động vật có xương sống và cả con người. Erythropsidinium săn mồi bằng cách cảm nhận những rung động xung quanh hoặc dựa vào ánh sáng thu từ nhãn cầu, từ đó xác định con mồi và phóng mũi tên tấn công hạ gục đối phương.“Quái vật tí hon” đột nhập nội tạng, hút máu người qua đường sinh dục. Cá candiru, loài ký sinh nguy hiểm sống bằng cách hút máu vật chủ.Candirus (Vandellia) sinh sống ở lưu vực sông Amazon và Orinoco của đồng bằng Amazon. "Quái vật tý hon" này hút máu và ký sinh trên mang của các loài cá Amazon lớn, đặc biệt là cá da trơn của họ Pimelodidae (Siluriformes). Với người, chúng tìm cách bơi vào bộ phận sinh dục khi họ đi tiểu xuống dòng sông sau đó sinh sống và hút máu trong nội tạng.Loài sứa tý hon có nọc độc cực mạnh. Sứa Irukandji là loài sứa nhỏ nhất thế giới (thể tích không lớn hơn một centimet khối), sống chủ yếu ở vùng biển ngoài khơi Australia. Sứa Irukandji có thể tiết ra nọc độc mạnh hơn 100 lần so với rắn hổ mang và 1.000 lần so với nhện đen lớn ở Nam Âu. Ảnh: Wikimedia Commons.Loài ếch có nguy cơ gây chết người. Những con ếch nhỏ có màu sắc sặc sỡ trong tự nhiên thường là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm. Người dân bản địa ở Trung Mỹ và Nam Mỹ sử dụng độc tố tiết ra từ da của chúng để tẩm độc phi tiêu khi đi săn. Loài độc nhất là ếch độc màu vàng (golden poison frog). Mỗi con ếch chỉ có kích thước 3,8 cm nhưng có đủ lượng độc tố khiến 10-20 người thiệt mạng. Ảnh: Shutterstock.Loài ốc chứa độc tố mạnh nhất thế giới. Với khả năng tự tạo ra hơn 100 loại chất độc khác nhau, ốc nón là một trong những sinh vật đặc biệt nhất trên Trái đất. Chúng thường sống dưới đáy biển, nấp trong cát và chờ con mồi đi ngang qua, khi đó chúng sẽ phóng lưỡi móc và tiêm chất độc vào con mồi. Nhóm chất độc phức tạp được sử dụng bởi loài ốc này được gọi chung là conotoxins - loại độc tố mạnh nhất thế giới, một vết chích cũng đủ để làm tê liệt toàn bộ các cơ và dẫn đến cái chết.
“Quái vật” không não một mắt ăn thịt đáng sợ. Theo Daily Mail, mới đây các nhà khoa học tại Đại học São Paulo, Brazil đã phát hiện ra một sinh vật kỳ lạ đối với con người, được đặt tên là Erythropsidinium. Loài động vật bé tí này sống ở vùng biển thuộc Nam Mỹ với độ sâu 90m so với mặt nước biển.
Được biết, loài Erythropsidinium không có não và có duy nhất một mắt, có cấu trúc như nhãn cầu của những loài động vật có xương sống và cả con người. Erythropsidinium săn mồi bằng cách cảm nhận những rung động xung quanh hoặc dựa vào ánh sáng thu từ nhãn cầu, từ đó xác định con mồi và phóng mũi tên tấn công hạ gục đối phương.
“Quái vật tí hon” đột nhập nội tạng, hút máu người qua đường sinh dục. Cá candiru, loài ký sinh nguy hiểm sống bằng cách hút máu vật chủ.
Candirus (Vandellia) sinh sống ở lưu vực sông Amazon và Orinoco của đồng bằng Amazon. "Quái vật tý hon" này hút máu và ký sinh trên mang của các loài cá Amazon lớn, đặc biệt là cá da trơn của họ Pimelodidae (Siluriformes). Với người, chúng tìm cách bơi vào bộ phận sinh dục khi họ đi tiểu xuống dòng sông sau đó sinh sống và hút máu trong nội tạng.
Loài sứa tý hon có nọc độc cực mạnh. Sứa Irukandji là loài sứa nhỏ nhất thế giới (thể tích không lớn hơn một centimet khối), sống chủ yếu ở vùng biển ngoài khơi Australia. Sứa Irukandji có thể tiết ra nọc độc mạnh hơn 100 lần so với rắn hổ mang và 1.000 lần so với nhện đen lớn ở Nam Âu. Ảnh: Wikimedia Commons.
Loài ếch có nguy cơ gây chết người. Những con ếch nhỏ có màu sắc sặc sỡ trong tự nhiên thường là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm. Người dân bản địa ở Trung Mỹ và Nam Mỹ sử dụng độc tố tiết ra từ da của chúng để tẩm độc phi tiêu khi đi săn. Loài độc nhất là ếch độc màu vàng (golden poison frog). Mỗi con ếch chỉ có kích thước 3,8 cm nhưng có đủ lượng độc tố khiến 10-20 người thiệt mạng. Ảnh: Shutterstock.
Loài ốc chứa độc tố mạnh nhất thế giới. Với khả năng tự tạo ra hơn 100 loại chất độc khác nhau, ốc nón là một trong những sinh vật đặc biệt nhất trên Trái đất. Chúng thường sống dưới đáy biển, nấp trong cát và chờ con mồi đi ngang qua, khi đó chúng sẽ phóng lưỡi móc và tiêm chất độc vào con mồi. Nhóm chất độc phức tạp được sử dụng bởi loài ốc này được gọi chung là conotoxins - loại độc tố mạnh nhất thế giới, một vết chích cũng đủ để làm tê liệt toàn bộ các cơ và dẫn đến cái chết.