Trong suốt 20 năm cuộc đời, thiên nga trắng chỉ chung sống với một đối tác duy nhất. Tuy nhiên, việc “chia tay” đôi khi vẫn xảy ra, đặc biệt là sau khi làm tổ thất bại. 90% các đôi đại bàng đầu trọc gắn bó với nhau tới “đầu bạc răng long”. 10% còn lại không thể duy trì hạnh phúc trọn đời như thế. Ngỗng Canada cần “sống thử” vài lần trước khi tìm được người bạn đời thực thụ cho mình. Những cặp đôi trẻ thường kết thúc không có hậu, nhưng đến khi 4 năm tuổi thì tỷ lệ “chia tay” của các cặp ngỗng hiếm khi xảy ra. Hạnh phúc của các đôi sếu đầu đỏ phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng duy trì lãnh thổ, làm tổ của con đực và việc sinh sản thuận lợi của con cái. Hiếm khi xảy ra nhưng nếu sếu đực thể hiện bản lĩnh quá kém thì sẽ bị bạn đời “đá” ngay tức khắc. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 8% các cặp đôi chim ác là mỏ đen vùng Nam Dakota ly dị trong khi ở Alberta, tỷ lệ này lên tới 63%. 25% các đôi cú lợn lưng xám kết thúc không hạnh phúc. Tuy nhiên, trước khi thật sự chia tay, chúng thường cố gắng tìm cách hòa hợp trong khoảng 1 năm, cá biệt có khi đến 6 năm. Vẹt đỏ đuôi dài có tuổi thọ đến 40-50 tuổi. Có lẽ chính thời gian sống khá dài so với các loài chim khác trong tự nhiên nên chúng thường tìm “của lạ”, cặp đôi với bạn đời khác sau vài mùa sinh sản. Chim ưng biển cũng là loài kết hôn trọn đời nhưng nếu trải qua một mùa sinh sản tồi tệ, chúng sẽ tự “giải tán” và đi tìm bạn đời khác. Cứ đến mùa sinh sản, hải âu cổ rụt Đại Tây Dương sẽ tìm lại đối tác kết đôi của năm trước. Nhưng nếu con đực phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn ở tổ con cái thì rất có thể nó sẽ bỏ cuộc. Đến tận khi được 5-7 tuổi, hải âu Laysan mới bắt tay vào công cuộc tìm kiếm bạn đời và cũng mất khá lâu để tìm được đối tác thích hợp. Có lẽ chính sự trưởng thành và thời gian tìm hiểu lâu dài khiến tỷ lệ ly hôn ở loài chim này vô cùng hiếm.
Trong suốt 20 năm cuộc đời, thiên nga trắng chỉ chung sống với một đối tác duy nhất. Tuy nhiên, việc “chia tay” đôi khi vẫn xảy ra, đặc biệt là sau khi làm tổ thất bại.
90% các đôi đại bàng đầu trọc gắn bó với nhau tới “đầu bạc răng long”. 10% còn lại không thể duy trì hạnh phúc trọn đời như thế.
Ngỗng Canada cần “sống thử” vài lần trước khi tìm được người bạn đời thực thụ cho mình. Những cặp đôi trẻ thường kết thúc không có hậu, nhưng đến khi 4 năm tuổi thì tỷ lệ “chia tay” của các cặp ngỗng hiếm khi xảy ra.
Hạnh phúc của các đôi sếu đầu đỏ phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng duy trì lãnh thổ, làm tổ của con đực và việc sinh sản thuận lợi của con cái. Hiếm khi xảy ra nhưng nếu sếu đực thể hiện bản lĩnh quá kém thì sẽ bị bạn đời “đá” ngay tức khắc.
Nghiên cứu cho thấy chỉ có 8% các cặp đôi chim ác là mỏ đen vùng Nam Dakota ly dị trong khi ở Alberta, tỷ lệ này lên tới 63%.
25% các đôi cú lợn lưng xám kết thúc không hạnh phúc. Tuy nhiên, trước khi thật sự chia tay, chúng thường cố gắng tìm cách hòa hợp trong khoảng 1 năm, cá biệt có khi đến 6 năm.
Vẹt đỏ đuôi dài có tuổi thọ đến 40-50 tuổi. Có lẽ chính thời gian sống khá dài so với các loài chim khác trong tự nhiên nên chúng thường tìm “của lạ”, cặp đôi với bạn đời khác sau vài mùa sinh sản.
Chim ưng biển cũng là loài kết hôn trọn đời nhưng nếu trải qua một mùa sinh sản tồi tệ, chúng sẽ tự “giải tán” và đi tìm bạn đời khác.
Cứ đến mùa sinh sản, hải âu cổ rụt Đại Tây Dương sẽ tìm lại đối tác kết đôi của năm trước. Nhưng nếu con đực phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn ở tổ con cái thì rất có thể nó sẽ bỏ cuộc.
Đến tận khi được 5-7 tuổi, hải âu Laysan mới bắt tay vào công cuộc tìm kiếm bạn đời và cũng mất khá lâu để tìm được đối tác thích hợp. Có lẽ chính sự trưởng thành và thời gian tìm hiểu lâu dài khiến tỷ lệ ly hôn ở loài chim này vô cùng hiếm.