Sương mù khí metan ở Mặt trăng Titan (Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ). Tàu thám hiểm Cassini bay quanh sao Thổ lần đầu tiên đã phát hiện màu xanh da trời bao trùm cả khu vực bán cầu bắc của hành tinh này. Các nhà khoa học cho rằng chính sự hiện diện của khí metan chủ yếu hấp thu trong sắc đỏ của quang phổ khiến sao Thổ chuyển sang màu xanh dương đặc trưng. Siêu bão của sao Mộc. Một trong những siêu bão lớn nhất hệ Mặt trời, ảnh hưởng của siêu bão Great Red Spot (Vệt Đỏ Lớn) lớn gấp 3 lần siêu bão Sandy ở Trái đất, với sức gió 560 km/h, mạnh hơn nhiều cơn bão cấp mạnh nhất khác trên Trái đất. Cơn bão này xoay quanh sao Mộc hàng trăm năm nay. Mưa kim cương trên Sao Mộc, Sao Thổ. Mưa kim cương xuất hiện trên Sao Thổ và Sao Mộc sau khi được hình thành từ các hạt carbon và tan chảy ở những khu vực sâu dưới tầng khí quyển. Các cơn bão sấm sét trong bầu khí quyển của Sao Mộc và Sao Thổ sẽ tạo ra các hạt carbon. Hạt carbon khi rơi xuống sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh do chịu sự ảnh hưởng của áp suất lớn tồn tại trên hai hành tinh và tạo thành những khối kim cương đặc. Cơn lốc bụi (quỷ bụi/dust devil) trên sao Hỏa cao gấp 10 lần cơn lốc bụi trên Trái đất. Quy mô của quỷ bụi trên sao Hỏa rộng gấp 50 lần. Qủy bụi của sao Hỏa cũng giống như lốc bụi trên Trái đất, là các dòng khí nóng chuyển động xoáy, kéo bụi lên và người ta có thể nhìn rõ hình dạng của nó. Mặt trăng là nơi lạnh nhất trong hệ Mặt trời. Các miệng hố đen ở gần cực Nam của Mặt Trăng là nơi lạnh nhất. Nơi đây nhiệt độ luôn giữ nguyên không thay đổi là -240 độ C, cao hơn khoảng 30 độ trên độ không tuyệt đối và lạnh hơn trên sao Diêm Vương là 10 độ C, nơi đã đo được nhiệt độ là -230 độ C vào năm 2006. Sương mù chứa axit sunfuaric trên sao Kim. Nhiệt độ bên ngoài của sao Kim có thể cao đến 477 độ C, đủ để làm các kim loại như: chì, nhôm, kẽm, bị nóng chảy. Bề mặt sao Kim bị mây mù dày đặc bao phủ, có những đám mây đặm đặc dày tới 20 – 30 km, tầng mây đậm đặc đó lại chính là do axit sunfuaric đặc có tác dụng ăn mòn mạnh mẽ hợp thành. Loại axit sunfuaric đó tồn tại dưới dạng sương mù li ti, lơ lửng trong khí quyển sao Kim. Cơn lốc khổng lồ ở sao Hải Vương. Sao Hải Vương là “người khổng lồ băng giá”, nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nó là -218 độ C. Tuy nhiên, hành tinh này vẫn đang tỏa ra một lượng nhiệt nhỏ và người ta cho rằng đó là nguyên nhân của những trận gió cực mạnh với vận tốc lên tới 2.000km/h, nhanh nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta và nhanh hơn cả tốc độ của một máy bay phản lực F-35. Cơn lốc khổng lồ xảy ra thường xuyên được biết tới với tên gọi Đốm đen lớn.
Sương mù khí metan ở Mặt trăng Titan (Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ). Tàu thám hiểm Cassini bay quanh sao Thổ lần đầu tiên đã phát hiện màu xanh da trời bao trùm cả khu vực bán cầu bắc của hành tinh này. Các nhà khoa học cho rằng chính sự hiện diện của khí metan chủ yếu hấp thu trong sắc đỏ của quang phổ khiến sao Thổ chuyển sang màu xanh dương đặc trưng.
Siêu bão của sao Mộc. Một trong những siêu bão lớn nhất hệ Mặt trời, ảnh hưởng của siêu bão Great Red Spot (Vệt Đỏ Lớn) lớn gấp 3 lần siêu bão Sandy ở Trái đất, với sức gió 560 km/h, mạnh hơn nhiều cơn bão cấp mạnh nhất khác trên Trái đất. Cơn bão này xoay quanh sao Mộc hàng trăm năm nay.
Mưa kim cương trên Sao Mộc, Sao Thổ. Mưa kim cương xuất hiện trên Sao Thổ và Sao Mộc sau khi được hình thành từ các hạt carbon và tan chảy ở những khu vực sâu dưới tầng khí quyển. Các cơn bão sấm sét trong bầu khí quyển của Sao Mộc và Sao Thổ sẽ tạo ra các hạt carbon. Hạt carbon khi rơi xuống sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh do chịu sự ảnh hưởng của áp suất lớn tồn tại trên hai hành tinh và tạo thành những khối kim cương đặc.
Cơn lốc bụi (quỷ bụi/dust devil) trên sao Hỏa cao gấp 10 lần cơn lốc bụi trên Trái đất. Quy mô của quỷ bụi trên sao Hỏa rộng gấp 50 lần. Qủy bụi của sao Hỏa cũng giống như lốc bụi trên Trái đất, là các dòng khí nóng chuyển động xoáy, kéo bụi lên và người ta có thể nhìn rõ hình dạng của nó.
Mặt trăng là nơi lạnh nhất trong hệ Mặt trời. Các miệng hố đen ở gần cực Nam của Mặt Trăng là nơi lạnh nhất. Nơi đây nhiệt độ luôn giữ nguyên không thay đổi là -240 độ C, cao hơn khoảng 30 độ trên độ không tuyệt đối và lạnh hơn trên sao Diêm Vương là 10 độ C, nơi đã đo được nhiệt độ là -230 độ C vào năm 2006.
Sương mù chứa axit sunfuaric trên sao Kim. Nhiệt độ bên ngoài của sao Kim có thể cao đến 477 độ C, đủ để làm các kim loại như: chì, nhôm, kẽm, bị nóng chảy. Bề mặt sao Kim bị mây mù dày đặc bao phủ, có những đám mây đặm đặc dày tới 20 – 30 km, tầng mây đậm đặc đó lại chính là do axit sunfuaric đặc có tác dụng ăn mòn mạnh mẽ hợp thành. Loại axit sunfuaric đó tồn tại dưới dạng sương mù li ti, lơ lửng trong khí quyển sao Kim.
Cơn lốc khổng lồ ở sao Hải Vương. Sao Hải Vương là “người khổng lồ băng giá”, nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nó là -218 độ C. Tuy nhiên, hành tinh này vẫn đang tỏa ra một lượng nhiệt nhỏ và người ta cho rằng đó là nguyên nhân của những trận gió cực mạnh với vận tốc lên tới 2.000km/h, nhanh nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta và nhanh hơn cả tốc độ của một máy bay phản lực F-35. Cơn lốc khổng lồ xảy ra thường xuyên được biết tới với tên gọi Đốm đen lớn.